Hải quân Mỹ trục vớt chiếc F-35C dưới đáy Biển Đông
Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Đông Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã cam kết hợp tác nhiều hơn để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. |
Tàu chiến Mỹ hoạt động tự do hằng hải thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ hôm 20/1 bác tin tàu khu trục USS Benfold của nước này bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo USNI News. |
Trong thông báo xác nhận gởi đến trang USNI News ngày 3/3, hải quân Mỹ cho biết tham gia trục vớt là tàu DSCV Picasso, một tàu dịch vụ cứu hộ có khả năng hoạt động ở những độ sâu lớn. Con tàu rời Okinawa (Nhật) ngày 23/2 và hoàn tất trục vớt ngày 2/3.
Xác chiếc F-35C được vớt lên từ độ sâu hơn 3.700m dưới đáy Biển Đông.
Để vớt xác máy bay quân sự từ độ sâu "khoảng 4km", một đội gồm các thành viên của Hải quân Mỹ đã sử dụng một "phương tiện điều khiển từ xa" gọi là CURV-21 để gắn "dây nâng và giàn chuyên dụng cho máy bay" dưới Biển Đông thông cáo cho hay.
Chiếc F-35C phủ bạt xám sau khi được trục vớt từ độ sâu hàng ngàn mét dưới đáy Biển Đông ngày 2/3 - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ |
Sau khi hoàn tất gắn các giàn và dây nâng vào xác F-35C, cần cẩu trên tàu hỗ trợ lặn chuyên dụng dùng để trục vớt máy bay "hạ xuống đáy biển và kết nối với giàn". Tiếp đó, nhóm nâng xác máy bay lên bề mặt biển và đưa lên tàu, thông cáo của Hạm đội 7 thuật lại qua trình vớt xác chiến đấu cơ Mỹ.
"Máy bay sẽ được chuyển đến một cơ sở quân sự gần đó để hỗ trợ cho cuộc điều tra đang diễn ra, đồng thời đánh giá khả năng vận chuyển tới Mỹ" - thông cáo cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã mất 37 ngày để trục vớt xác chiến đấu cơ F-35C ở Biển Đông. Nhóm bao gồm các thành viên của Lực lượng Đặc trách số 75 của Hạm đội 7 Mỹ và Giám sát viên cứu hộ và lặn của Bộ Tư lệnh Hệ thống Biển Hải quân. Nhóm đã sử dụng tàu hỗ trợ lặn Picasso để vớt xác máy bay Mỹ.
Đây là chiếc F-35 thứ hai gặp sự cố khi đang hoạt động trên tàu sân bay. Chiếc F-35C gặp nạn thuộc biên chế của tàu sân bay USS Carl Vinson. Tai nạn xảy ra vào ngày 24/1 vừa qua khi tàu sân bay Mỹ đang huấn luyện trên Biển Đông. Vụ tai nạn khiến 7 người bị thương, trong đó có phi công chiếc F-35C và 6 nhân viên trên tàu.
Tai nạn được coi là tổn thất lớn với hải quân Mỹ, bởi mỗi tiêm kích tàng hình F-35C có giá hơn 117 triệu USD, chưa tính chi phí vũ khí đi kèm. Nếu tính cả vũ khí, giá mỗi chiếc F-35C có thể lên tới hơn 140 triệu USD.
Khinh hạm của Hải quân Đức lần đầu tới Biển Đông sau hai thập kỷ Reuters ngày 15/12 dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức cho biết, khinh hạm Bayern của hải quân nước này đang tiến vào Biển Đông trên hành trình tới điểm đến Singapore. |
Trung Quốc xây dựng căn cứ bảo trì cáp dưới Biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào? Tờ South China Morning Post ngày 12/12 đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị xây hai căn cứ bảo trì hệ thống cáp biển đặt ngầm ở hai khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông theo lộ trình phát triển 5 năm cho ngành thông tin truyền thông nước này. |