Hải Dương chuyển giao công nghệ lên men, bảo quản quả vải
Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao công nghệ Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2023 diễn ra vào sáng 15/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản chú trọng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. |
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ chuyển đổi năng lượng trên toàn cầu Chiều 28/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Iain Frew, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam. |
Bà Sadahiro Mari, Tổng giám đốc Công ty A-World Nhật Bản rắc men Hakkoh có xuất sứ từ Nhật Bản trong quy trình lên men cho quả vải. |
Kỹ thuật lên men quả vải có ưu điểm là chế biến vải tươi thành nhiều sản phẩm khác như nước ép, rượu hoặc sản xuất nhiều sản phẩm khác từ quả vải và có thể để trong ngăn mát bảo quản được lâu dài.
Theo bà Sadahiro Mari, Tổng giám đốc Công ty A-World Nhật Bản, đây chỉ là một trong những kỹ thuật lên men được áp dụng hiện nay. Điều kiện của kỹ thuật lên men là sản phẩm phải hoàn toàn sạch không có bất kỳ một loại hóa chất nào, sản phẩm có thể bảo quản được hàng chục năm mà không bị hỏng hay thối rữa. Hiện nay không chỉ quả vải có thể lên men mà nhiều sản phẩm khác như đậu phụ, củ cải, nước tương, măng muối, cá muối… có thể bảo quản lâu dài. Sản phẩm lên mem còn giúp đẹp da, tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.
Tuy nhiên sản phẩm này nếu để ở nhiệt độ trên 48 độ C thì các vi khuẩn có lợi trong quá trình lên men sẽ bị chết, nên sản phẩm không còn tốt cho cơ thể nữa, đây cũng là một điểm trừ cho sản phẩm lên men. Nhiều nghiên cứu cho rằng sau quá trình lên men cho sản phẩm, sản phẩm không chỉ giữ nguyên mà còn tăng hơn về giá trị dinh dưỡng.
Tại buổi giới thiệu kỹ thuật lên men, bà Sadahiro Mari đã hướng dẫn cho các công nhân của Công ty CP Ameii Việt Nam về kỹ thuật lên men cho quả vải. Việc lên men này có thể được thực hiện không chỉ ở công ty mà còn có thể thực hiện tại mỗi gia đình để bảo quản nông sản, đây là một trong những giải pháp hạn chế sự thiếu hụt lương thực ở những vùng khó khăn về lương thực.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân và Bà Sadahiro Mari đang kiểm tra quả vải trong quy trình lên men. |
Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định, tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản phối hợp từ khâu sơ chế, bảo quản xúc tiến thương mại để tiêu thụ quả vải thiều Thanh Hà tại thị trường Nhật Bản. Toàn tỉnh Hải Dương năm 2023 có 8.880ha vải phân bố chủ yếu ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh. Trong số đó có 52 vùng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Các vùng sản xuất vải phục vụ xuất khẩu được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các điều kiện của các nước nhập khẩu.
Việc lên men cho quả vải để bảo quản lâu dài sẽ là một trong những hướng đi để nâng cao giá trị quả vải hiện nay, mở ra cơ hội để sản phẩm từ quả vải có thể tiêu thụ ở nhiều thị trường trên thế giới với thời gian dài và đảm bảo tốt chất dinh dưỡng cho người sử dụng.
Theo Tiến Vĩnh (TTXVN)
https://baotintuc.vn/kinh-te/hai-duong-chuyen-giao-cong-nghe-len-men-bao-quan-qua-vai-20230628192612128.htm
Việt Nam sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật trồng lúa cho các nước châu Phi Việt Nam không có tiền để viện trợ cho các nước châu Phi nhưng có kinh nghiệm, kỹ thuật trồng lúa có thể chia sẻ, chuyển giao giúp các nước châu Phi xóa đói giảm nghèo. |
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ chuyển đổi năng lượng trên toàn cầu Chiều 28/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Iain Frew, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam. |