Hà Nội: tìm cách giải quyết vướng mắc thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý đất đai
Rợp trời sắc tím bằng lăng giữa lòng Hà Nội |
Bắt đầu "cắt ngọn" toà nhà 8B Lê Trực, dự kiến tháng 9 hoàn tất |
Ngày 23/5, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) để giải quyết một số khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý đất đai trên địa bàn Hà Nội.
Báo cáo Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội cho thấy cho đến nay, thành phố đã tập trung triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước 90 hồ tại khu vực nội thành và 44 hồ tại khu vực ngoại thành, đồng thời xây dựng 8 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất khoảng 296.700 m3/ngày đêm, đáp ứng được khoảng 30% tổng lưu lượng nước thải phát sinh.
Hiện, thành phố đã đưa vào vận hành 11 trạm quan trắc không khí tự động và chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trên toàn địa bàn - TTXVN đưa tin.
Thành phố cũng triển khai 19 giải pháp tổng thể, đề xuất tiến hành tưới nước rửa đường trong những ngày thời tiết hanh khô để giảm bụi.
Đáng chú ý, theo báo cáo, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các quận trung tâm Hà Nội đạt 100%, còn các huyện ngoại thành đạt 88-89% và toàn bộ rác thải sinh hoạt thu gom được xử lý đúng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, công tác thu gom, xử lý rác trên địa bàn thành phố vẫn tồn tại một số hạn chế như: khoảng cách thu gom và vận chuyển từ nguồn thải đến nơi xử lý còn lớn, chưa hiệu quả; hạ tầng thu gom nước thải chưa đồng bộ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) |
Đối với công tác quản lý đất đai, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020). Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đất đai được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, không chồng chéo, trùng lặp.
Từ kết quả thanh tra, UBND thành phố Hà Nội đã thu hồi đất hoặc bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất với 28 dự án với tổng diện tích 1.758,6ha đất; kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 24 dự án với tổng diện tích 35,8ha đất; trình Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành 42 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường với với số tiền trên 924,3 triệu đồng.
Mặt khác, Hà Nội đã triển khai đồng bộ công tác đo đạc, số hóa, biên tập chỉnh lý bản đồ lồng ghép với công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn. Dự kiến, thành phố hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tháng 6/2021.
Với thực trạng như trên, Hà Nội kiến nghị, đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường đảm bảo đồng bộ với các Luật như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư... và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc.
Thành phố cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng không khí; đề xuất cơ chế và quy định chi tiết giữa thành phố với các bộ, ngành, địa phương khác để thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ môi trường, nhất là các vấn đề môi trường liên tỉnh như ô nhiễm không khí và quản lý các lưu vực sông liên tỉnh (sông Nhuệ, sông Đáy, hệ thống sông Bắc Hưng Hải...).
Chùm ảnh: Cuộc sống của người dân ở Hà Nội trong trạng thái "bình thường mới" Những người dân tại Hà Nội đã trở về sự ổn định khi cả xã hội bước vào trạng thái "bình thường mới", có người ... |
Thí sinh lớp 10 tại Hà Nội được đăng ký dự tuyển vào 2 trường Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm nay diễn ra trong 2 ngày. Mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 ... |
Hà Nội: 82 cơ sở phục vụ phòng chống dịch COVID-19 được miễn giảm tiền điện UBND TP. Hà Nội vừa chấp thuận miễn giảm tiền điện cho 82 cơ sở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành ... |