Hà Nội sẽ chuẩn bị 1.200 dây chuyền tiêm vaccine cho người dân
Ảnh minh họa |
Chiều 18/7, UBND TP. Hà Nội ra công điện khẩn về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên cả nước.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, mặc dù dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, nhưng thành phố đã quy định cụ thể từng loại hình, lĩnh vực, cách thức hoạt động bảo đảm an toàn nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, bảo đảm sinh kế cho người dân.
Ông Đinh Tiến Dũng cũng kêu gọi người dân toàn thành phố tiếp tục đoàn kết, chung sức, chung lòng, ủng hộ và thực hiện nghiêm các biện pháp mới mà thành phố áp dụng, nhất là không tụ tập đông người; chỉ ra đường khi thực sự cần thiết và tuân thủ quy định 5K khi bắt buộc phải đi ra ngoài.
Theo ông Dũng, người dân không nên mua gom hàng hóa, chỉ cần mua đủ dùng, vì các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh vẫn được phép hoạt động thành phố và thành phố đã tăng từ 30-50% lượng hàng thiết yếu phục vụ người dân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, về lâu dài, giải pháp quyết định để đẩy lùi dịch COVID-19 vẫn là tiêm vaccine. Ông Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo ngành Y tế thành phố chuẩn bị sẵn sàng các phương án tiếp nhận và sử dụng kịp thời, hiệu quả cao nhất khi được Chính phủ phân bổ vaccine.
Theo đó, ngành y tế thành phố sẽ tổ chức các điểm tiêm chủng cố định và lưu động trên toàn địa bàn thành phố với tổng số 1.200 dây chuyền tiêm và 100 tổ cấp cứu lưu động tham gia ứng trực xử lý các tình huống bất thường sau tiêm. Các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để người dân nắm rõ và đăng ký tiêm chủng qua chính quyền cơ sở hoặc trên ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" (đường link https://hssk.kcb.vn/#/sskdt).
Đồng chí Đinh Tiến Dũng cũng nhắc nhở phải chuẩn bị ngay các phương án kỹ thuật, quy mô các điểm cách ly cho các tình huống dịch phức tạp hơn. Các cấp, các ngành chủ động “4 tại chỗ” chuẩn bị trước mọi điều kiện cần thiết nếu dịch diễn biến xấu.
Dự trữ hàng hoá có thể tăng gấp 5 lần Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Thành phố hiện đã đảm bảo dự trữ đủ 17 nhóm hàng hóa thiết yếu. Các doanh nghiệp phân phối đã chủ động nguồn cung hàng hóa tăng từ 3 đến 5 lần tại các kho hàng và tại các kho ở siêu thị. Các siêu thị và nhà sản xuất cũng cam kết không tăng giá bán vào thời điểm này, không để đứt gãy, thiếu hàng hoá, nhất là hàng hoá thiết yếu cho người dân. |
Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, đóng tất cả dịch vụ không thiết yếu Từ 0h ngày 19/7, TP Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, không tụ tập quá 5 người, đóng tất cả cửa hàng không thiết yếu. |
Hà Nội ghi nhận thêm 7 ca mắc COVID-19 mới, 5 ca trong một gia đình Chiều 18/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 nâng tổng số mắc trong ngày lên 37 trường hợp. Đáng chú ý, có một gia đình gồm 5 người đi khám, phát hiện dương tính SARS-CoV-2. |
Hà Nội tạm dừng xe khách đến 37 tỉnh, thành phố Trước sự diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, Sở GTVT Hà Nội thông báo tạm dừng hoạt động các phương tiện vận tải công cộng đến 37 tỉnh, thành. |