Hà Nội báo động tình trạng sạt lở ven sông Hồng và sông Đà
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 5/8/2021: Song Ngư bất an vì "lo được, lo mất" trong tình yêu Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 5/8/2021: Theo tử vi hôm nay, Song Ngư cảm thấy bất an trong lòng vì có nhiều thứ đắn đo tính toán khiến bạn cứ phải nghĩ mãi không thôi. |
Sống chất giữa tâm điểm giáo dục, giải trí và tiện ích của khu Đông Hà Nội Long Biên vốn là một vùng đất giàu lịch sử, giàu giá trị văn hóa của Thăng Long. Theo dòng chảy thời gian, vùng đất này đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi sẽ sớm trở thành một tâm điểm “New hub” mới của Thủ đô Hà Nội, đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp và người dân. |
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, gần 100 hộ dân ở xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, xã Đường Lâm và phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, lại đang tiếp tục phải lo sợ, bởi tình trạng sạt lở tại một số điểm trên hệ thống sông Đà, sông Hồng. Diện tích đất canh tác mỗi năm một giảm. Cơ sở hạ tầng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện các khu vực này vẫn đang được cảnh báo nguy hiểm, theo dõi chặt chẽ diễn biến.
Tại đây, từ đầu năm, do thay đổi dòng chảy của sông, nên đã liên tục xảy ra sạt lở nghiêm trọng, làm mất đất canh tác của nhân dân và có nguy cơ gây mất an toàn tới các công trình hạ tầng, nhà ở, đời sống của dân cư. Hiện chiều dài bờ sông bị sạt dài gần 500m, có điểm cung sạt dài hơn 100m.
Cũng tương tự, tại xã Thái Hoà, khu vực sạt lở tại xã Thái Hòa nằm ở vị trí ngay sau mỏm đất đá nhô ra bên bờ hữu sông Hồng. Theo đánh giá, Dòng chảy sông Hồng sau khi qua mỏm đất đá này có xu hướng xoáy quẩn vào bờ sông, qua thời gian làm xói mòn dần chân bờ.
Nhiều năm qua, gia đình ông Nguyễn Văn Toán ở xã Thái Hòa sống trong tình trạng bất an do bờ hữu sông Hồng không ổn định. Mới đây, một phần bờ sông bị sạt lở, khiến lòng dẫn chỉ còn cách khoảng sân trước nhà ông chừng 2,5m. Ngoài hộ ông Toán, 7 gia đình khác cũng phải sống trong âu lo, bởi tình trạng sạt lở đang diễn biến phức tạp.
Khu vực sạt lở ven bờ hữu sông Đà đoạn qua xã Sơn Đà (huyện Ba Vì). (Ảnh: KT&ĐT) |
Ghi nhận cho thấy, vị trí sạt lở tại bờ hữu sông Hồng đoạn qua xã Thái Hòa tương ứng từ K0+200 đến K0+300. Cung sạt có chiều dài khoảng 120m, ăn sâu vào bãi sông từ 5 - 15m, tạo thành vách thẳng đứng. Khu vực mép sông đang xuất hiện nhiều vết nứt theo chiều dài cung sạt; cá biệt có vết nứt với chiều rộng lên đến 40cm.
Trong khi đó, tại bờ hữu sông Đà đoạn qua xã Sơn Đà hiện cũng đang xuất hiện nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng, nằm tương ứng từ K3+150 đến K3+430 và từ K3+760 đến K4+100. Chiều dài một số cung sạt lên tới cả trăm mét tạo thành vách thẳng đứng. Đỉnh cung sạt có vị trí gần nhất cách chân đê hữu Đà khoảng 20m.
Khu vực sạt lở bờ hữu sông Đà đoạn chảy qua xã Sơn Đà có bờ sông dốc đứng. Chế độ thủy lực, thủy văn phức tạp. Do ảnh hưởng mưa lớn, nước sông lên cao làm cho đất bão hoà nước, giảm khả năng kháng cắt. Khi mực nước sông rút xuống sẽ gây ra tình trạng sạt lở bờ bãi.
Đáng lo ngại, vị trí sạt lở xảy ra tại đoạn từ K3+150 đến K3+430 là khu vực có đông dân cư sinh sống tập trung. Đỉnh cung sạt hiện trạng chỉ còn cách nhà dân từ 5 - 10m. Nhiều hộ gia đình được sơ tán trong trận lụt cách đây 30 năm, nay lại đứng trước nguy cơ phải di dời.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du, các vị trí sạt lở bờ hữu sông Hồng, sông Đà hiện đang diễn biến rất phức tạp. Cung sạt liên tục mở rộng trong thời gian ngắn. Tình trạng sạt lở có xu hướng phát triển, mở rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến phòng, chống thiên tai, và nhất là an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
“Đối chiếu với quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tình trạng đang diễn ra tại bờ hữu sông Hồng, sông Đà tại huyện Ba Vì được đánh giá là sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần có giải pháp xử lý khẩn cấp…” - ông Du thông tin thêm.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, hiện nay, đơn vị đang tiếp tục giao Chi cục Phòng, chống thiên tai phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức cắm biển cảnh báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến các vị trí sạt lở; Lên phương án sẵn sàng ứng phó trong tình huống khẩn cấp theo phương châm “4 tại chỗ” để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khu vực dân cư sinh sống lân cận.
Cũng theo ông Chu Phú Mỹ, để bảo đảm an toàn công trình đê điều, tính mạng và tài sản của người dân sinh sống xung quanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã đề xuất UBND TP cho phép thực hiện các biện pháp gia cố phù hợp nhằm hạn chế cao nhất sự phát triển của vị trí sạt lở. Đồng thời, giao Sở nghiên cứu, triển khai dự án xử lý cấp bách khắc phục các sự cố nêu trên từ ngân sách TP, bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai, cũng như cuộc sống của cư dân ven sông về lâu dài.
Sống chất giữa tâm điểm giáo dục, giải trí và tiện ích của khu Đông Hà Nội Long Biên vốn là một vùng đất giàu lịch sử, giàu giá trị văn hóa của Thăng Long. Theo dòng chảy thời gian, vùng đất này đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi sẽ sớm trở thành một tâm điểm “New hub” mới của Thủ đô Hà Nội, đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp và người dân. |
Thời điểm tốt để đón đầu sóng thị trường bất động sản ven sông Hồng Trước việc Hà Nội tuyên bố sẽ xây thêm 10 cây cầu bắc qua sông và đặc biệt là đồ án quy hoạch thành phố hai ven sông sắp được phê duyệt, giới nghiên cứu nhận định, thời điểm này thích hợp để nhà đầu tư đón sóng thị trường. |
Đóng cửa bãi đá sông Hồng vì vi phạm nghiêm trọng quy định phòng dịch COVID-19 Chiều nay (24/5), UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã yêu cầu UBND phường Nhật Tân chỉ đạo đóng cửa bãi đá sông Hồng, dừng đón khách vào địa điểm trên sau vụ việc hàng trăm người tụ tập đông đúc, phớt lờ quy định phòng dịch. |