Hà Giang chăm lo và hỗ trợ cho các nạn nhân bị mua bán người
Sơn La chăm lo, hỗ trợ thiếu nhi và nhân dân khu vực biên giới bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Ngày 27/11, Chương trình "Đông ấm Biên cương" năm 2021 đã diễn ra tại xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. |
Tiếp nhận các nạn nhân bị mua bán từ Myanmar trở về Việt Nam Tại tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an vừa phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tuyên Quang và Tổ chức Trẻ em Rồng xanh (Blue Dragon Children's Foundation) tổ chức tiếp nhận các nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán sang Myanmar trở về. |
Năm 2021, tình trạng mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm hết sức tinh vi, sảo quyệt và hầu hết các vụ án xảy ra đều có sự câu kết giữa các đối tượng là người Việt Nam và đối tượng là người Trung Quốc. Đặc biệt là việc lợi dụng những phụ nữ dân tộc thiểu số thiếu hiểu biết, hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa thấp, nhẹ dạ cả tin, có mâu thuẫn gia đình hay bị bạo hành để dụ dỗ lôi kéo sang Trung Quốc.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phòng chống mua bán người trên địa bàn tỉnh với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, nhất là các huyện biên giới.
Ngoài ra tỉnh Hà Giang còn duy trì và vận hành Tổng đài đường dây nóng phòng chống mua bán người 18001282 kết nối với tổng đài 111 của trung ương, đặt tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh để tiếp nhận các thông tin và xử lý, hướng dẫn hỗ trợ nạn nhân có nguy cơ bị mua bán được tiếp cận với các cơ quan chức năng, dịch vụ pháp lý về phòng chống mua bán người, trong năm 2021 tiếp nhận 498 cuộc gọi đến đường dây nóng thông tin về phòng chống mua bán người.
Từ tỉnh đến huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phòng chống mua bán người. |
Trong năm 2021, theo báo cáo của Công an tỉnh và Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh đã tiếp nhận, xác minh 24 nạn nhân, trong đó xác định nạn nhân là 24 người, cơ bản các nạn nhân đều được hỗ trợ theo quy định.
Nạn nhân bị mua bán người tái hòa nhập cộng đồng về địa phương, được chính quyền và các tổ chức đoàn thể của huyện, xã quan tâm giúp đỡ hỗ trợ như: Hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, chăn nuôi trâu, bò, dê sinh sản, cây giống, thêu dệt lanh thổ cẩm, trồng cây ăn quả có múi (Cam, quýt, bưởi, hồng không hạt..) trồng cỏ chăn nuôi bò, dê.
Điển hình như Hội phụ nữ các cấp đã hỗ trợ 89 con trâu, bò, dê lợn hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, nghi bị mua bán, thành lập 1 số hợp tác xã thêu dệt lanh thổ cẩm để giúp chị em phụ nữ có việc làm tại chỗ, huyện Xín Mần hỗ trợ 1 nạn nhân xây mới 1 ngôi nhà trị giá 90 triệu, Tổ chức trẻ em Rồng xanh (BDDCF) hỗ trợ 5 nạn nhân mua bò, dê, lợn với tổng kinh phí 68,6 triệu đồng.... các cấp Hội đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người là nạn nhân bị mua bán và đối tượng phụ nữ đi Trung quốc làm thuê trái phép qua biên giới trở về được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nhằm từng bước ổn định cuộc sống.
Công tác tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm được thực hiện theo kế hoạch giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm chung trên địa bàn tỉnh, trong đó có ưu tiên tạo điều kiện cho nhóm đối tượng là nạn nhân bị mua bán trở về. Tuy nhiên, những người là nạn nhân bị mua bán trở về khi đăng ký học nghề đều không khai đã là nạn nhân mà chỉ khai là hộ nghèo nên công tác thống kê số nạn nhân bị mua bán được học nghề không có số liệu riêng.
Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cơ bản đã phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người trở về tái hòa nhập cộng đồng. Tham mưu kịp thời cho cấp ủy chính quyền địa phương về việc phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử, tạo môi trường xã hội lành mạnh để họ sớm ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng.
Trong thời gian tới, Hà Giang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống mua bán người, trọng tâm là Kế hoạch thực hiện chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030 của UBND tỉnh; Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
An Giang: Hỗ trợ vật chất phòng, chống dịch Covid-19 cho nước bạn Campuchia Đoàn công tác của Huyện ủy, UBND, UBMTTQVN huyện An Phú, UBND xã Phú Hữu vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Phú Hữu (Bộ đội Biên phòng An Giang) tổ chức hỗ trợ các nhu yếu phẩm cho chính quyền xã Prek Chrey, Đồn Cảnh sát Bảo vệ biên giới số 3, Đại đội 1 Bộ đội Biên phòng và Việt Kiều đang sinh sống xã Prek Chrey, huyện Koh Thum, tỉnh Kandal, Campuchia. |
Phối hợp liên ngành tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 Sáng ngày 06/10, tại Hà Nội, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng/Bộ Quốc phòng), Ban Tuyên giáo (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) tổ chức Lễ ký kết Kế hoạch phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng Tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người giai đoạn 2021-2025. |