GS.TS Đặng Lương Mô: Cần tranh thủ nguồn kiều hồi từ Việt kiều hưu trí
PGS.TS Nguyễn Chí Ngôn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Đức TP Cần Thơ Trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, Hội Hữu nghị Việt - Đức TP Cần Thơ xác định sẽ đổi mới phương thức và nội dung hoạt động, nâng cao năng lực hoạt động của Hội; tăng cường thực hiện các hoạt động hợp tác, hòa bình đoàn kết, hữu nghị, kêu gọi đầu tư... vừa góp phần phát triển kinh tế, an sinh xã hội của thành phố. |
GS.TS Võ Tòng Xuân: xây tình hữu nghị với nông dân Sierra Leone từ cách trồng lúa Ở tuổi ngoài 80, chuyên gia nông nghiệp - GS.TS Võ Tòng Xuân, người được mệnh danh là "Dr. Rice" vẫn miệt mài đưa kỹ thuật trồng lúa nước Việt Nam sang châu Phi, giúp người dân nơi đây vượt qua vấn đề thiếu đói lương thực một cách bền vững. Trong số các nước châu Phi mà GS Xuân và nhóm cộng sự hỗ trợ, Sierra Leone là quốc gia đầu tiên. |
GS.TS Đặng Lương Mô cho biết: "Tôi có một bạn đồng hương và đồng môn ở bậc trung học, tạm gọi tên là Mr. X. Người này đã tốt nghiệp Trường Quốc gia Cao đẳng Hàng hải ở Pháp (École Nationale Supérieure Maritime = ENSM), làm nghề Thuyền trưởng Viễn dương (Capitaine au long cours), một nghề cao quý và có thu nhập cao ở bất cứ thời nào, bất cứ nước nào.
Sau 1975, Mr. X định cư ở Mỹ. Khoảng 25 năm trước, Mr. X bắt đầu nghỉ hưu. Con cái đều đã thành đạt. Hai vợ chồng có cuộc sống thoải mái ở Mỹ với tích lũy trong thời gian làm thuyền trưởng viễn dương và tiền lương hưu hàng tháng không nhỏ.
GS.TS Đặng Lương Mô. (Ảnh: KT) |
Do vợ qua đời, Mr. X muốn sống nốt quãng đời còn lại ở quê nhà. Mr. X đã chọn một viện dưỡng lão ở gần Hà Nội. Mr. X có lương hưu mỗi tháng vài nghìn đô la, được chuyển hàng tháng từ Mỹ qua môi giới của một ngân hàng Việt Nam. Chưa kể, Mr. X còn mang về phần tiền tích lũy được từ thời làm thuyền trưởng viễn dương, một số tiền chắc hẳn không nhỏ".
Theo GS.TS Đặng Lương Mô, ví dụ trên về Mr. X khiến nảy ra sáng kiến mới: Sao không để ý đến lớp người Việt kiều hưu trí ở những nước công nghiệp phát triển?
Giáo sư đơn cử, lấy nước Mỹ làm ví dụ, bởi vì Mỹ là quốc gia đa chủng tộc, đa sắc dân, và có số lượng Việt kiều đông nhất (khoảng 2 triệu). Trong đó, số người Việt trên 65 tuổi ở Mỹ là 340.000 người.
"Chỉ cần chúng ta “thu hút” được 10% số Việt kiều lớn tuổi như vậy trở về sinh sống tại Việt Nam, tức là 34.000 người, thì chúng ta đã huy động được một lượng kiều hối tương đương với trên 40.000 người của diện xuất khẩu lao động. Đây là chỉ kể lượng kiều hối từ nguồn lương hưu của những người này, chứ chưa kể số tiền tiết kiệm mà mỗi người có thể có hàng mấy triệu đô la mang về theo.
GS.TS Đặng Lương Mô (thứ 3, từ trái sang) cùng đoàn Việt kiều trong một lần về thăm Tổ quốc. (Ảnh: KT) |
Chưa kể, những Việt kiều trên 65 tuổi đều là những “túi khôn”, những kho “kinh nghiệm”, những “trí tuệ”, một phần lớn còn có sức khỏe để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước", giáo sư cho biết.
Đưa ra một nhận định có tính tất yếu, giáo sư nói: "Có câu "Lá rụng về cội!" con người ta đến tuổi gần đất xa trời thì hay nhớ tới quê hương. Nhiều người, giống như Mr. X kể trên, muốn trở về sống nốt quãng đời còn lại ở quê nhà. Bản thân tôi đây cũng là một Mr. X. Tôi đã trở về Việt Nam từ hơn 20 năm nay, cũng chỉ sống bằng lương hưu và tiền tích lũy từ trước".
Theo GS.TS Đặng Lương Mô, cần có sự chuẩn bị tiếp đón chu đáo những Mr. X. Nhà nước nên khuyến khích hoặc chủ động xây dựng, chỉnh trang những cơ sở phúc lợi có hoạt động y tế hoàn chỉnh dành cho Việt kiều cao tuổi. Đồng thời, các cơ quan ngoại giao ở những nước có nhiều Việt kiều cao tuổi sinh sống nên có hoạt động tuyên truyền, giải thích về những cơ sở phúc lợi như vậy, về những cơ chế chính sách đối với người cao tuổi, nhất là Việt kiều cao tuổi.
"Một khi đã có một số Việt kiều cao tuổi “hồi hương” trở về sống ở quê nhà rồi, thì con cháu họ cũng sẽ hàng năm về thăm họ, kéo theo một nguồn thu ngoại hối khác nữa! Chưa kể đây còn đóng góp cho công tác phát triển tình đoàn kết giữa người Việt trong nước với người Việt hải ngoại. Thật là “nhất cử lưỡng tam tiện. Tôi hi vọng kế sách thu hút Việt kiều đã nghỉ hưu sẽ là một hướng mới trong hoạt động gia tăng nguồn kiều hối và hơn thế nữa", GS.TS Đặng Lương Mô nói.
GS.TS Võ Tòng Xuân: xây tình hữu nghị với nông dân Sierra Leone từ cách trồng lúa Ở tuổi ngoài 80, chuyên gia nông nghiệp - GS.TS Võ Tòng Xuân, người được mệnh danh là "Dr. Rice" vẫn miệt mài đưa kỹ thuật trồng lúa nước Việt Nam sang châu Phi, giúp người dân nơi đây vượt qua vấn đề thiếu đói lương thực một cách bền vững. Trong số các nước châu Phi mà GS Xuân và nhóm cộng sự hỗ trợ, Sierra Leone là quốc gia đầu tiên. |
Việt kiều về Việt Nam dự giải đấu thể thao thì cần thủ tục đăng ký gì? Hỏi: Tôi là một vận động viên thể thao gốc Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Tôi có nguyện vọng muốn về Việt Nam cống hiến cho hoạt động thể thao nước nhà. Xin hỏi về các quy định về việc vận động viên thể thao là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia hoạt động thể thao tại Việt Nam? |