Gợi ý làm mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất
Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Cúng rằm tháng 7 và những điều cần đặc biệt lưu ý Cúng cô hồn vào ngày nào? Vì sao phải cúng cô hồn trước rằm tháng 7? |
Cỗ chay cúng rằm tháng 7
(Ảnh: Yến Nguyễn) |
Nhiều năm trở lại đây, việc ăn chay đã dần phổ biến và trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Vì thế, vào các ngày rằm, đầu tháng âm lịch, nhiều gia đình làm cơm chay để cúng. Nhiều người quan niệm, ăn chay vừa tốt cho sức khỏe lại tránh được sát sinh. Rằm tháng 7 - Lễ Vu Lan cũng chính là cơ hội cho những tín đồ chay chuẩn bị những món chay cho mâm cơm cúng rằm tháng 7 thật chu đáo.
Mời tham khảo những mâm cỗ chay cúng rằm với thực đơn chi tiết sau.
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 gồm các món: Xôi ngũ sắc hoa quế, Khoai tây chiên, Đậu phụ sốt nấm củ quả, Salad dưa chuột cà chua, Chè khoai lang dẻo tím, Cơm gạo lứt cuộn rong biển. (Ảnh: Tô Hưng Giang) |
Mâm cỗ chay 16 món
|
Nem lụi chay: Dùng đỗ xanh hấp chín nghiền nhuyễn trộn cùng ít bột năng thêm gia vị, hạt tiêu. Sau đó nắm vào củ sả và chiên vàng. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Đậu phụ sốt ớt chuông chua ngọt. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Xôi lạc. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Sườn sụn chay rán. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Xôi đậu xanh. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Váng đậu cuộn chay: Làm giống như cơm cuộn có biến tấu chút lớp đầu là váng đậu hấp chín, sau đó là rong biển, khoai tím hấp chín, tiếp đến là đậu xanh hấp chín nghiền nhuyễn. Thêm gia vị, đỗ và cà rốt thái chỉ luộc chín, đem cuộn tròn lại. Có thể thay thế bằng cơm trộn vừng rang với dấm đường gia vị, rau cải luộc, cà rốt, dưa chuột đậu phụ rán. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Canh chua dọc mùng. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Rau củ luộc. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Cơm hấp lá sen, chè long nhãn hạt sen.(Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Cách làm cơm hấp lá sen:
- Hạt sen ninh nhừ.
- Cơm nấu từ gạo tẻ pha lẫn gạo nếp cho chín, cho ra đĩa cho nguội.
- Đậu phụ lạng mỏng rán vàng cắt hạt lựu. Đỗ và cà rốt luộc chín thái hạt lựu. Nấm hương ngâm rửa sạch cắt nhỏ.
- Trứng đánh tan thêm chút gia vị, rán vàng và thái nhỏ.
- Phi thơm chút hành tây cho nấm hương vào xào tiếp, cho cơm vào thêm chút gia vị và xì dầu, đảo qua rồi đổ hạt sen, đậu phụ, trứng, đỗ, cà rốt.
- Trải lá sen vào tô, đổ cơm và hấp 15-20 phút
Chả vừng: Trộn bột chiên giòn với bột năng tỉ lệ 1:1, thêm nước rồi thêm vừng đen hay trắng. Múc từng thìa vào chảo rán vàng. Bột chiên giòn nếu đã mặn thì không cho thêm gia vị. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Bánh rán lúc lắc. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Mề chay xào thập cẩm. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Tàu hũ ky cuộn sắc màu. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
- Váng đậu ngâm nước cho mềm rồi để lên rổ cho ráo nước. Sau đó cắt miếng hình chữ nhật có kích thước khoảng 10 x 12cm. Sau đó cắt vát một cạnh của hình chữ nhật để món cuộn trông được đẹp hơn.
- Cải thìa cắt lấy lá, rửa sạch, lau khô.
- Cà rốt cắt chân hương trụng qua nước sôi có pha chút muối, vớt ra để ráo. Nấm kim châm cắt bỏ chân, tãi ra rồi ngâm vào nước lạnh có pha muối khoảng 5 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
- Trải một miếng váng đậu ra, xếp lên 2 lá rau cải (có thể cho thêm lá rau tùy thích) rồi rắc chút xíu muối tiêu lên rau. Tiếp tục xếp lên rau một ít nấm kim châm, một ít cà rốt và cuộn miếng tàu hũ ky lại. Dùng lá hẹ buộc ngang cuốn cho chắc. Làm tuần tự cho hết nguyên liệu.
- Xếp cuốn vào đĩa sâu lòng cho vào xửng hấp cách thủy khoảng 5 đến 7 phút là cuốn chín.
- Pha bột năng với chút nước lã rồi hòa với nước tương, đun lửa nhỏ cho đến khi nước sốt sôi liu riu và sánh lại. Rắc chút hạt tiêu cho thơm.
- Bày món ăn ra đĩa, rưới nước sốt lên trên và thưởng thức.
Nem chay rán. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Chuối xanh om đậu phụ. (Ảnh: Nghĩa Nguyễn) |
Mâm cỗ chay gồm 9 món
Mâm cỗ chay gồm 9 món: Salad quả bơ, nem chay, măng tây xào nấm, dồi chay, chả đậu viên, chả chìa sốt cà, canh cà ri, canh chua, sườn xào chua ngọt.
Với món nem chay, nguyên liệu gồm đậu, nấm, hạt sen. Lưu ý khi làm nhân với đậu phụ, cần vắt kiệt nước đậu phụ, nhào cho dẻo. Thêm váng đậu ngâm mềm luộc qua, để ráo. Sau đó xào với hạt tiêu, hạt nêm. Cuối cùng trộn với mộc nhĩ, nấm hương, miến. Củ đậu và cà rốt cũng thái chỉ và vắt kiệt nước.
(Ảnh: Hà Thanh) |
Măng tây xào nấm. (Ảnh: Hà Thanh) |
Sườn xào chua ngọt làm từ mỳ căn. Có thể mua sẵn ở cửa hàng đồ chay. Nếu ở dạng khô, bạn ngâm mềm rồi chiên vàng. Nếu ở dạng tươi, cần rã đông, sau đó chiên sốt như sườn mặn. (Ảnh: Hà Thanh) |
Chả đậu viên: Đậu phụ 3 bìa rửa sạch, cho từng bìa vào khăn vắt cho kiệt nước. Cho đậu ra bát, dùng tay nhào kỹ cho dẻo. Cà rốt bào sợi nhỏ vắt kiệt. Rau mùi và mùi tàu rửa sạch thái nhỏ. Hành boaro thái nhỏ, phi thơm. Cho gia vị, hạt tiêu vào bát đậu cùng với 2 thìa bột mỳ, 1 thìa tinh bột ngô (nếu ăn chay không kiêng trứng có thể cho thêm trứng gà). Tất cả nhào thành hốn hợp dẻo, viên tròn đem chiên ngập dầu. Khi ăn chấm magi hoặc tương ớt. (Ảnh: Hà Thanh) |
Mâm cỗ chay 7 món
Cỗ chay 7 món gồm: Rau củ luộc, salad dưa chuột, nem chay, canh riêu chay, nấm rơm kho tiêu, xôi gấc, mỳ xào rau nấm
(Ảnh: Kẹo Gừng) |
Mâm cỗ chay 4 món
Mâm cỗ chay 4 món gồm nem chay, món xào, món nộm và món gỏi cuốn.
Mâm cỗ chay gồm 4 món chính là nem chay, món xào, món nộm và món gỏi cuốn. (Ảnh: Hiền Nguyễn) |
Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Theo văn hóa tâm linh của người Việt, ngày 2-14/7 âm lịch là các ngày "mở cửa địa ngục". Vào những ngày này, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá. Ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu lan, cũng là ngày cúng cô hồn (ngày xá tội vong nhân). Vào ngày này, mọi linh hồn đều được tự do. Vì thế nếu lễ cúng Phật, thần linh, gia tiên thực hiện vào đúng ngày rằm tháng 7 thì sẽ không tốt. Những vong hồn không nơi nương tựa có thể sẽ phá phách và tổ tiên, người thân đã khuất có thể không nhận được đồ cúng tế. Bởi vậy lễ cúng rằm tháng 7 nên được tiến hành trước đó 1 tuần hoặc vài ngày, không cúng đúng ngày 15/7 âm lịch. |
Xem thêm:
Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Rằm tháng 7 là Tết Trung Nguyên. Người Việt quan niệm đây cũng là ngày xá tội vong nhân, vì vậy mâm cúng rằm tháng ... |
Cúng rằm tháng 7 và những điều cần đặc biệt lưu ý Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, cúng rằm tháng 7 như thế nào, bài văn khấn ... |
Cúng cô hồn vào ngày nào? Vì sao phải cúng cô hồn trước rằm tháng 7? Cúng cô hồn là lễ cúng cho những vong hồn cô đơn, không nơi nương tựa, không được ai thờ cúng. Nên cúng cô hồn ... |
Đại lễ Vu lan 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các cơ sở thờ tự không đốt vàng mã, không tổ chức cúng lễ thu tiền trong ... |
Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu cần chuẩn bị những gì? Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu cần chuẩn bị thành tâm, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy nhưng phải thể hiện được ... |
Vì sao có tục rải muối gạo trong lễ cúng cô hồn rằm tháng 7? Rải muối gạo là nghi lễ không thể thiếu trong cúng cô hồn rằm tháng 7, với ý nghĩa bố thí chúng sinh, cho những ... |
Ngày Vu Lan 2019 là ngày nào? Ngày Vu Lan là ngày để những người con thể hiện đạo hiếu với đấng sinh thành. Đây cũng là ngày lễ chính thức của ... |
Bông hồng cài áo mùa Vu Lan: Nguồn gốc và ý nghĩa ít ai biết Hình ảnh bông hồng cài áo luôn gắn liền với mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch. "Bông hồng cài áo" có nguồn gốc và ... |
6 loại hoa dùng để cúng ngày lễ Vu lan Hoa huệ, hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn là 6 loại hoa được chọn để dâng lễ cúng ngày ... |