Gỡ "thẻ vàng" của EC không phải là mục tiêu duy nhất của thủy sản Việt Nam
Đẩy mạnh nhiều giải pháp để tiến tới gỡ cảnh báo thẻ vàng thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC). |
Nếu gỡ thẻ vàng IUU nhưng không bền vững thì sẽ bị áp dụng thẻ vàng khác Việt Nam có thể đạt mục tiêu gỡ thẻ vàng IUU trong lần đánh giá thứ 4 của Ủy ban Châu Âu vào tháng 10/2023 tới không? Đây là một trong những vấn đề nóng được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 15/8. |
Ông có nhận xét như thế nào về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi Bộ trưởng trả lời về những giải pháp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC)?
Có thể nói rằng việc vi phạm những quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là vấn đề vừa rất thời sự, cần phải giải quyết trước mắt, lại vừa lâu dài. Việc giải quyết IUU cũng đã được xác định là nhiệm vụ chính của cả hệ thống chính trị và ngư dân ở các tỉnh có biển.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi. |
Đây không chỉ có việc chúng ta cố gắng để gỡ thẻ vàng của EC mà còn phải lo xây dựng một nghề cá bền vững và có trách nhiệm. Khi đó ngư dân chúng ta mới có cuộc sống ấm no, đất nước giàu mạnh, thủy sản bền vững. Chính vì thế, đây là vấn đề mà cử tri cả nước rất quan tâm. Cho nên, vấn đề IUU luôn là câu hỏi rất lớn trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đã xác định đây là vấn đề thời sự, nên đã chuẩn bị rất kỹ phần trả lời và trả lời rất tâm huyết, cố gắng truyền cảm hứng cho mọi người đối với một vấn đề khó. Tôi tin sau buổi chất vấn này, Bộ trưởng sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến cử tri và nhân dân, nhất là ngư dân. Ngay cả Hội nghề cá chúng tôi, cơ quan có sứ mệnh luôn đồng hành với ngư dân trong mọi trường hợp, kể cả giúp ngư dân trong sản xuất.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đặt vấn đề mong muốn có dịp gặp gỡ Hội nghề cá Việt Nam để lắng nghe, chia sẻ, thậm chí đối thoại với cán bộ của Hội - những cán bộ đã và đang làm việc trong ngành thủy sản; để trao đổi những vấn đề của ngành, trong đó có vấn đề IUU.
Vậy ông có đánh giá gì về nghề cá của ngư dân ta trong việc tuân thủ các tiêu chí trong khai thác thủy sản đúng quy định mà EC đặt ra?
Như tôi đã nói, vấn đề IUU là vấn đề khó vì nó xuất phát từ bản chất nghề cá nhỏ ở nước ta, mang tính truyền thống. Cấu trúc nghề cá nhỏ gồm các “ngư hộ”, đánh bắt cá theo kiểu "cha truyền, con nối", không ít ngư hộ là “dân thuỷ diện”, cả nhà sống lênh đênh trên con thuyền, tàu đánh cá. Tạo thành những nét văn hóa biển đặc trưng của Việt Nam rất rõ.
Nếp nghĩ và lối làm ăn nhỏ lẻ, ra biển đánh cá bằng phương tiện và cách thức thủ công, lực lượng ra biển phân tán. Nên việc vươn khơi bám biển của ngư dân mang tính mạo hiểm, dựa trên nền tảng kinh nghiệm nghề nghiệp và lòng dũng cảm. Họ ra biển trên những con tàu nhỏ, nên để thay đổi thói quen đánh cá của ngư dân ta là cả một quá trình.
Cảnh sát biển tuyên truyền IUU và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân tại xã đảo Thổ Châu, Phú Quốc (Kiên Giang). |
Gần đây, EC đã cảnh báo “thẻ vàng” với nghề cá đánh bắt của Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương thức khai thác thủy sản, kể cả hệ thống chính sách.
Chúng ta đã đưa ra 14 quy định để nhận biết IUU trong Luật Thuỷ sản 2017, nhưng cần nhấn mạnh là những quy định này mới là 14 tiêu chí để nhận diện, nhận dạng IUU chứ không phải là 14 chế tài của luật. Tôi nghĩ, sắp tới chúng ta cũng phải chú ý tiếp tục hoàn thiện để làm sao 14 tiêu chí này phải được chế tài đủ mạnh để trở thành nội hàm của luật, lúc đó sức răn đe tốt hơn.
Ví dụ như anh vi phạm một trong 14 tiêu chí thì sẽ bị xử lý thế nào? Anh không đạt được 2, hay 3, hay 4 tiêu chí thì như nào; thậm chí 14 tiêu chí anh cũng không đạt được thì phải làm sao?...
Tại Phiên chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đã có những đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc hoàn thiện thể chế, chính sách... trong việc phát triển ngành thủy sản, chống vi phạm IUU. Vậy theo ông chúng ta cần có chính sách gì?
Trong Luật Thủy sản 2017 khi được Quốc hội thông qua cũng đã dành riêng điều khoản nói về việc nghiêm cấm đánh bắt, khai thác thủy sản bất hợp pháp. Về phía các địa phương cũng rất quyết liệt. Bộ trưởng Lê Minh Hoan khi trả lời trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nói rõ về các giải pháp, trong đó phải nghĩ đến một mô hình quản trị mới đối với nghề cá ở cấp địa phương.
Theo tôi, dù mô hình quản trị nào đi nữa mà không có sự tham gia của chính ngư dân, cộng đồng dân cư địa phương và không có sự vào cuộc của các doanh nghiệp thì cũng không thể thực hiện được. Mặc dù nghề cá của chúng ta nhỏ, nhưng khi có đội tàu lớn, khai thác thủy sản có quy mô sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thì đứng sau người dân vẫn phải có doanh nghiệp.
Cho nên chúng ta phải nghĩ đến chuyện xây dựng cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng ngư dân đánh cá có tính chất tự nguyện, tự quản, tự điều chỉnh. Khi đó các hiệp hội hỗ trợ để như dân đánh cá trên biển sẽ tự điều chỉnh hành vi, ứng phó với thiên tai và nhân tai,... dưới sự quản lý, quản trị của Nhà nước. Nhà nước vẫn là trụ đỡ, là nền tảng và là cơ quan hỗ trợ, bảo hộ cho cộng đồng ngư dân. Như thế câu chuyện chống vi phạm khai thác IUU mới giải quyết được.
Về việc chống khai thác IUU, chúng ta đang cố gắng dùng các biện pháp hành chính để mong sớm gỡ được “thẻ vàng” của EC, để tránh thiệt hại về mặt kinh tế.
Tôi được biết, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường châu Âu, đâu đó, chiếm khoảng 16%. Và nếu chúng ta không thể xuất khẩu được thủy sản vào thị trường châu Âu thì thị trường tiêu thụ thủy sản cũng mất 16% nhập khẩu. Như vậy, chúng ta cũng phải có quyền đòi hỏi EU tăng cường trách nhiệm phối hợp với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này một cách chủ động nhất, hai bên cùng có lợi.
Không thể họ chỉ đưa ra những yêu sách mà không có giải pháp tương ứng với chúng ta trong việc gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Cho nên cần nhìn nhận khách quan, một mặt là mình nỗ lực, nhưng mặt khác thì EC cũng phải chia sẻ với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh của Biển Đông.
Bên cạnh đó, phải triển khai các giải pháp lâu dài, quan trọng làm sao để người dân chấp hành tốt, không tái phạm. Để ngư dân ra biển vấp phải quá nhiều rủi ro, xăng dầu đắt đỏ, tàu phải gác bờ... trong khi chuyển đổi nghề nghiệp thì không có, thì sẽ dễ dẫn đến tái phạm,
Do đó, công tác bảo tồn biển để giữ được hệ sinh thái là rất quan trọng, bởi giữ được “ngôi nhà chung” cho tôm cá. Nếu mất rạn san hô thì mất thủy sản, mất thủy sản thì không có nghề cá, và không có nghề cá thì không có ngư dân, mà không có ngư dân thì không có người đóng góp cho thị phần xuất khẩu thủy sản của đất nước và thiếu đi một lực lượng “tai mắt” bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Cho nên hơn lúc nào hết, ngư dân lúc này là chủ thể hết sức quan trọng trong khắc phục IUU. Họ đang là đối tượng phải thực hiện nhưng họ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn. Tôi nghĩ rằng, bên cạnh chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì cần có thêm chính sách đặc thù để giải quyết đồng bộ 3 vấn đề: ngư dân, ngư nghiệp, ngư trường hướng tới nghề cá bền vững và có trách nhiệm.
Vì thế, trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện nghiêm túc việc khai thác thủy sản đúng pháp luật, có trách nhiệm thì nghề cá mới bền vững, hiệu quả, đời sống của người dân được cải thiện. Khai thác thủy sản có trách nhiệm là không hủy hoại nguồn lợi thủy sản, đây là sinh kế không chỉ của một người, một gia đình, một quốc gia mà của các nước, của toàn cầu và của nhân loại. Trong các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc rất nhiều lần rằng, việc tuân thủ khai thác thủy sản đúng pháp luật, giảm thiểu và tiến tới chấm dứt vi phạm IUU chính là làm cho nghề cá chúng ta lành mạnh, ngư dân ta giàu lên, uy tín của đất nước ta được nâng lên trên trường quốc tế.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Video PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam trả lời về IUU:
Theo Viết Tôn/baotintuc.vn
https://baotintuc.vn/kinh-te/go-the-vangcua-ec-khong-phai-la-muc-tieu-duy-nhat-cua-thuy-san-viet-nam-20230821074840246.htm
Gỡ thẻ vàng thủy sản là mục tiêu lớn Tháng 10/2023, Việt Nam sẽ đón đoàn của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ tư đến thanh tra, kiểm tra công tác chống khai thác IUU. Do đó, mục tiêu cao nhất của Việt Nam là không để một tàu cá nào bị nước ngoài bắt giữ do đánh bắt trái phép. Nhiệm vụ này rất khó nhưng không làm được thì chúng ta phải chờ ít nhất là 2 năm nữa mới có cơ hội gỡ thẻ vàng thủy sản. |
Mục tiêu đến tháng 10/2023 gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" IUU Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 269/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra ngày 28/6/2023. |