Giáo dục học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo, biên giới
“Đại sứ không lương” về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước Năm lần đến Trường Sa, nhà báo-họa sỹ Etcetera Nguyễn (kiều bào Mỹ) chia sẻ mỗi chuyến đi là một cảm xúc mới, một niềm tin yêu mới để anh trở thành đại sứ lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc. |
Khắc phục một số mốc quốc giới ở biên giới Việt – Lào bị ảnh hưởng mưa lũ Ngày 1/6, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị xác nhận, đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam và Lào vừa tiến hành khảo sát tình trạng sạt lở tại ba mốc quốc giới ở huyện Hướng Hóa. |
Cột mốc biên giới quốc gia vốn được thiết lập cố định trên đường biên giới quốc gia nhằm đánh dấu, xác định đường biên giới trên thực địa. Để người dân hiểu hơn về chủ quyền, lãnh thổ đất nước, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền tại các điểm du lịch để du khách check in khi đến tham quan, trải nghiệm du lịch tại địa phương.
Cùng với đó, một số trường học trong cả nước đã tiến hành xây dựng mô hình mốc giới quốc gia. Các công trình cột mốc chủ quyền biển đảo, biên giới được đặt tại vị trí trang trọng ở khu vực giữa sân trường với các thông tin cụ thể về kinh độ, vĩ độ…
Đắk Lắk có mô hình “Khu vườn thiếu nhi Đắk Lắk với biển đảo Tổ quốc” tại khuôn viên Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh. Được xây dựng năm 2021 gồm mô hình cột mốc thu nhỏ các đảo tại quần đảo Trường Sa với các thông tin đầy đủ về tên, vĩ độ, kinh độ..., công trình đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt rất thuận lợi cho giới trẻ đến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam. Ngoài mô hình này, các trường học còn xây dựng các mô hình cột mốc chủ quyền nằm trên đường biên giới đi qua địa phận tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Mondulkiri (Campuchia).
Chào cờ tại cột mộc 42. Ảnh: Báo Đắk Lắk |
Tại cột mốc số 41, Đoàn xã Ia R’vê phối hợp với Đồn Biên phòng Ea H’leo tổ chức chương trình với các hoạt động: Chào cờ, giới thiệu lịch sử cột mốc; tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ quốc gia; kết quả công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia; dâng hương, dâng hoa tại Nhà bia ghi danh các liệt sỹ. Đặc biệt, mới đây đã tổ chức Lễ kết nạp cho 50 đoàn viên mới, đây là những thanh niên tiêu biểu, đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện, trưởng thành từ các hoạt động phong trào của địa phương.
Lễ kết nạp đoàn viên mới tại cột mốc biên giới số 41. Ảnh: Báo Đắk Lắk |
Tại cột mốc số 42, Huyện đoàn Ea Súp và Đoàn xã Ea Bung phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê tổ chức lễ kết nạp cho 16 đoàn viên mới và trao danh sách 16 đoàn viên ưu tú giới thiệu cho cấp ủy Đảng xem xét kết nạp. Trong chương trình đã giới thiệu lịch sử về cột mốc biên giới, về chủ quyền lãnh thổ quốc gia và tặng quà cho các đoàn viên, thanh niên được vinh dự kết kết nạp.
Khi xây dựng được các mô hình cột mốc chủ quyền biển đảo, biên giới trong sân trường, ngành giáo dục có thể thực hiện được "mục tiêu kép": giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc gắn với nội dung giáo dục địa phương. Bản thân học sinh cũng sẽ có những trải nghiệm chân thực để khám phá về kiến thức văn học, lịch sử, địa lý... Từ đó, học sinh sẽ có hiểu biết cụ thể về đường biên giới, dáng hình đất nước, từng bước hình thành những ý niệm và hành động xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
“Tiết học biên giới” cho các em học sinh Lóng Sập Ngày 14/5, tại Sơn La, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, BĐBP Sơn La phối hợp với Ban phụ huynh, học sinh lớp 4A0, Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình “Bếp ăn yêu thương-Nâng bước em tới trường” tặng điểm trường bản A Má I, Trường mầm non Lóng Sập, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. |
Đồng bào dân tộc thiểu số góp phần ổn định biên giới 13 xã biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia Ngày 12/5, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào DTTS 13 xã sinh sống dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia. |