Giám sát rác thải nhựa ven biển bằng ảnh máy bay không người lái
Giảm thiểu chất thải từ nhựa - việc cần làm ngay từ mỗi cá nhân Việc hạn chế, giảm thiểu và tái chế chất thải từ nhựa đã trở thành yêu cầu quốc gia cấp bách và phải triển khai ngay lập tức, bắt đầu từ việc giảm dần tiêu thụ các sản phẩm nhựa nhất là các sản phẩm dùng một lần. Ông Nguyễn Văn Tạo - Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu như vậy tại Lễ khai mạc Triển lãm ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2022. |
Hà Nội: tái chế rác thải nhựa thành các sản phẩm hữu ích Ngày 8/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động “Phụ nữ Hà Nội thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng Thủ đô “sáng, xanh, sạch, đẹp” chào mừng Sea Games 31”. Tại sự kiện nhiều mô hình, sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. |
Nghiên cứu trên nhằm cung cấp cách tiếp cận mới cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý vùng ven biển có ý định sử dụng ảnh máy bay không người lái để giám sát tự động và đánh giá mối đe dọa môi trường từ các phân mảnh rác thải biển.
TTXVN cho biết, theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Minh Hải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, trong nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã tập trung áp dụng thuật toán học sâu dựa trên mạng nơ-ron tích chập (DCNN) để phát hiện và chiết tách rác thải nhựa từ các hình ảnh được chụp bằng máy bay không người lái.
Theo đó, mô hình DCNN đã được áp dụng để phát hiện các đám nhựa/mảnh vỡ trôi nổi tại khu vực ven biển Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Ảnh minh hoạ. |
Kết quả cho thấy những bãi rác nhựa trôi nổi này hấp thụ và phản xạ ánh sáng, tạo ra những dấu hiệu quang phổ rất đặc biệt. Đây chính là yếu tố mà hệ thống dựa vào để phát hiện và phân biệt chúng với các dạng vật thể trôi nổi khác.
Việc thử nghiệm ban đầu cho thấy phương pháp này có thể phát hiện chính xác ngay cả những đám rác thải nhựa nhỏ trôi nổi ở những vùng nước ven biển, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian cũng như công sức dò tìm rác thải và làm sạch bãi biển.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang đề xuất kế hoạch cải tiến kỹ thuật để có thể phát hiện chính xác đám rác thải nhựa trôi nổi ở những vùng nước ven biển đục và thậm chí tại các khu vực cửa sông với dòng chảy phức tạp hơn.
Trong tương lai gần, các nhà nghiên cứu hy vọng phương pháp này sẽ được sử dụng để giám sát tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa và hỗ trợ các hoạt động dọn dẹp rác thải nhựa đại dương trên quy mô lớn.
Tại Việt Nam, với hơn 3.260 km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc - Nam, trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20 km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc do Bộ Tài nguyên và Môi trường, số lượng nhựa tiêu thụ trên đầu người tại Việt Nam đã tăng nhanh từ 3,8kg/người/năm 1990 lên 54kg/người/năm. Trong đó, khoảng 37,43% rác thải nhựa thải ra môi trường biển là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng. Gần đây, Việt Nam đã tham gia Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa tại Việt Nam và đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa đại dương...
Nhà máy chiết xuất vàng từ rác thải điện tử Một công ty Anh đang xây dựng nhà máy đầu tiên trên thế giới chuyên tái chế máy tính để bàn (laptop) và điện thoại cũ để tách vàng. |
Tập huấn cho người dân Nam Định về giảm thiểu rác thải nhựa Tổ chức Let’s Do It! Hanoi phối hợp với Huyện đoàn Hải Hậu, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Hải Đông (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) và UBND xã Giao Thịnh (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) vừa buổi Tập huấn chuyên đề “Lối sống bền vững và giảm thiểu rác thải nhựa sinh hoạt trong sinh hoạt”. |