Giải quyết gần 90% nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới sau 2 năm
Cụ thể, đã có 40 tỉnh cơ bản xử lý xong nợ đọng, 22 tỉnh có số nợ đọng trên 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, có những địa phương có số nợ đọng trên 100 tỷ đồng và 2 địa phương tự cân đối ngân sách còn nợ đọng đã xử lý xong nợ. Như vậy, với tiến độ như hiện nay thì nhiều địa phương sẽ hoàn thành sớm mục tiêu xử lý nợ xây dựng cơ bản của Chương trình theo yêu cầu của Quốc hội.
Cập nhật kết quả thực hiện đến hết quý 1/2018, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, dự kiến năm 2018, cả nước huy động khoảng 322.174 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó, ngân sách Trung ương là 8.719 tỷ đồng, đối ứng từ ngân sách địa phương là 29.935 tỷ đồng, lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác 34.127,9 tỷ đồng; vốn tín dụng 217.336,7 tỷ đồng; doanh nghiệp 13.720,8 tỷ đồng; cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp 18.335,2 tỷ đồng.
Đến nay, có 50/51 địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã có Quyết định phân bổ kế hoạch vốn năm 2018 được giao (tỉnh Thái Bình đang trình UBND tỉnh phê duyệt). Tính đến tháng 5/2018, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình đạt khoảng 14% so với kế hoạch.
Nhờ đó, hạ tầng nông thôn tiếp tục được các địa phương tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng. Đến nay, cả nước đã có 4.944 xã đạt tiêu chí giao thông (đạt 55,4%), 7.653 xã đạt tiêu chí thủy lợi (đạt 85,7%), 5.063 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 56,7%), 4.707 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,7%), 6.362 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (đạt 71,3%)...
Bên cạnh đó, các địa phương đã quan tâm, chú trọng đến nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chủ động bố trí nguồn lực từ Chương trình nông thôn mới để hỗ trợ phát triển HTX (vốn ngân sách Trung ương được các địa phương bố trí tăng gấp 7 lần, từ 22 tỷ đồng lên 154 tỷ đồng). Đến nay, cả nước có 32 liên hiệp HTX nông nghiệp và 12.388 HTX nông nghiệp. Doanh thu bình quân khoảng 980 triệu đồng/HTX, lợi nhuâ%3ḅn bình quân khoảng 200 triê%3ḅu đồng/HTX, thu nhâ%3ḅp bình quân của thành viên và người lao đô%3ḅng là 1,5 triê%3ḅu đồng/tháng; Số lượng HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã cũng tăng từ dưới 10% trước đây lên 20,5%.
Nhiều địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực cũng như tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn. Đến nay, đã có 38 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn, trong đó có nhiều địa phương triển khai trên phạm vi toàn tỉnh (Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai...). Đến nay, cả nước đã có 4.893 xã (54,8%) đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm...
Ảnh minh họa: Báo Quảng Ngãi.
Trong năm 2017, Ban Chỉ đạo Trung ương đã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các địa phương. Để kịp thời chấn chỉnh việc huy động nguồn lực thực hiện chương trình của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong thực hiện chương trình.
Rút kinh nghiệm của giai đoạn trước, các tỉnh, thành phố đã chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, giám sát kết quả và chất lượng xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở cơ sở. Ngay từ đầu năm 2017, Ban chỉ đạo của nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành kế hoạch và phân công địa bàn kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chương trình ở cơ sở.
Thông qua kết quả kiểm tra, nhiều địa phương đã kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; phát hiện những cách làm sáng tạo, những mô hình hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn; đồng thời có biện pháp quyết liệt xử lý những xã đã được công nhận đạt chuẩn nhưng có biểu hiện "chững lại", chậm khắc phục những tồn tại, trong đó, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương đi đầu cả nước trong việc thu hồi bằng công nhận đạt chuẩn của 2 xã chậm chuyển biến.
Những thành quả thấy rõ của xây dựng nông thôn mới, là giao thông nông thôn, trong hơn 7 năm vừa qua, đã hoàn thành một khối lượng hơn gấp 5 lần của giai đoạn 2001-2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An...), hệ thống đường giao thông được bê tông hóa đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, qua đó, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ đến 100% số xã và 97,8% số thôn; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hoá...
V.H (t/h)