Giải đáp thắc mắc của ngư dân Kiên Giang về chống khai thác IUU và hoạt động nghề cá
Kiên Giang phát triển nuôi cá lồng bè trên biển Năm 2023, tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu nuôi cá lồng bè trên biển với 4.000 lồng, sản lượng 4.100 tấn. Đến nay, tỉnh đã phát triển hơn 1.930 lồng, đạt 48,2% kế hoạch, tập trung tại các khu vực ven biển, ven đảo thuộc 2 huyện Kiên Lương, Kiên Hải và 2 thành phố Hà Tiên, Phú Quốc. Sản lượng cá thu hoạch hơn 230 tấn, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng... |
Ngư dân huyện Kiên Hải (Kiên Giang) ký cam kết không vi phạm quy định khai thác IUU Ngày 13/3, các chủ phương tiện, thuyền trưởng tàu thuyền tại cảng cá xã Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) đã tham gia ký cam kết không vi phạm quy định khai thác IUU. Đây là hoạt động do Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức. |
Buổi tuyên truyền được tổ chức theo hình thức đối thoại. Trong không khí cởi mở, thân tình, nhiều ngư dân, chủ phương tiện, thuyền viên đã được giải đáp các thắc mắc liên quan đến Luật Thủy sản năm 2017, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018, các văn bản quy phạm pháp luật về chống khai thác IUU.
Bên cạnh đó, các tuyên truyền viên cũng thông tin về những điều mà ngư dân cần phải lưu ý khi hành nghề, đặc biệt là phổ biến chế tài xử phạt đối với các tàu cá vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản.
Cảnh sát biển tuyên truyền, tặng cờ Tổ quốc và phát tờ rơi trực tiếp tại tàu cá. |
Theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ, phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn, hoặc không có giấy chấp thuận/giấy chấp thuận hết hạn; tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn.
Bên cạnh đó, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định; tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định… Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định.
Bà Lê Thị Vình, chủ tàu cá ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang chia sẻ: “Nhà tôi có 02 tàu cá đang hoạt động trên vùng biển Tây Nam. Sau khi được cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 4 tuyên truyền tôi đã hiểu thế nào là chống khai thác IUU, những quy định xử phạt khi vi phạm. Qua buổi tuyên truyền, không chỉ tôi làm đúng quy định mà sẽ trở thành “cánh tay nối dài” góp phần cùng với cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 4 phòng chống khai thác IUU vì một nghề cá phát triển vững mạnh”.
Ngoài buổi đối thoại, Ban Tổ chức còn trực tiếp đến các phương tiện để tuyên truyền, vận động các chủ tàu cá khai thác xa bờ thực hiện nghiêm túc việc ghi nhật ký khai thác hải sản, báo cáo khai thác, vận hành thiết bị giám sát tàu cá đúng quy định. Các chủ tàu cũng ký cam kết không vi phạm khai thác IUU.
Trung tá Vũ Đình Ngà - Trưởng ban Tuyên huấn/Phòng Chính trị/Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 - cho biết: “Xác định ngư dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể quan trọng trong cuộc chiến chống khai thác IUU, thời gian qua Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai linh hoạt bằng nhiều biện pháp, vừa kết hợp tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, vừa thực hiện các biện pháp chế tài nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, quyết tâm về việc thực hiện chống khai thác IUU, góp phần sớm khắc phục “thẻ vàng” của EC và bước đầu đạt được nhiều kết quả tốt đẹp”.
Dịp này, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tặng 500 cờ Tổ quốc; 50 phần quà (mỗi phần trị giá 01 triệu đồng) cho bà con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 5 xã: Mỹ Lâm và Sóc Sơn (huyện Hòn Đất); Tây Yên và Nam Yên (huyện An Biên); Vân Khánh (huyện An Minh).
Cục Quân huấn kiểm tra tại Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang Đoàn kiểm tra của Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do thiếu tướng Bùi Hồng Quang, Phó cục trưởng làm trưởng đoàn vừa kiểm tra công tác huấn luyện, xây dựng chính quy tại Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. |
Ghé thăm rừng phòng hộ ven biển An Minh, Kiên Giang Rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh được kết hợp cùng du lịch sinh thái, tạo nên sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. |