Giá vé máy bay giảm sâu có đủ kích cầu?
Vé máy bay đồng loạt giảm giá, rẻ chưa từng có giữa dịch COVID-19 |
Vé máy bay, giá tour dự kiến giảm tới 50% nhằm kích cầu du lịch, khắc phục hậu quả Covid-19 |
Nhiều hãng hàng không ưu đã tớii 70% giá vé cho các chặng bay trong nước và quốc tế giữa mùa dịch |
Tung giá vé giảm tới 70% giữa đại dịch COVID-19
Vietjet Air vừa tung chương trình ưu đãi hấp dẫn từ ngày 14/3 tới 24 giờ ngày 17/3, giảm 70% giá vé trên tất cả các chặng bay trong nước, quốc tế của Vietjet và Vietjet Thailand. Giữa đại dịch COVID-19, đây được xem như giải pháp kích cầu của hãng bay này. Tuy nhiên, người dân vẫn đắn đo trong việc nên tranh thủ du lịch giá rẻ hay bảo đảm sức khỏe chính bản thân.
Trước đó, vào tháng 2, nhiều hãng bay khác như Bamboo, Jestar cũng tung giá vé siêu ưu đãi bao gồm các mức giá: 49.000 đồng, 99.000 đồng, 199.000 đồng (chưa bao gồm thuế, phí) để ứng phó với thiệt hại từ dịch bệnh gây nên.
Hàng không đang là ngành chịu thiệt hại lớn nhất bởi dịch COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Việc đưa ra các gói khuyến mại, giá vé và các dịch vụ bay rẻ nhằm kích cầu, dần khôi phục lại thị trường.
Ngoài thiệt hại từ các đường bay trong nước, ngành hàng không còn chịu thiệt hại lớn từ các đường bay quốc tế, đặc biệt ở các quốc gia đang bùng phát dịch nghiêm trọng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia, Malaysia… Mới đây nhất, Chính phủ ra quyết định ngưng cấp visa với toàn bộ các quốc gia từ 15-30 ngày để ngăn chặn dịch COVID-19 càng làm ngành hàng không gặp khó khăn.
Phi hành đoàn sẽ làm việc trên chuyến bay hơn 10 tiếng đồng hồ trong trang phục này. Việc vệ sinh, giao tiếp, đi lại bị hạn chế để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm |
Không dám mạo hiểm đi du lịch dù giá vé rất hấp dẫn
Trước những thông tin khuyến mại sâu của các hãng hàng không, người dân bày tỏ nỗi lo lắng về vấn đề đi lại giữa đại dịch toàn cầu COVID-19. Đa số cho rằng đây không phải thời điểm thích hợp để đi du lịch, thậm chí còn phải hoãn mọi hoạt động đã dự kiến từ trước.
“Khắp nơi tràn lan virus Corona, những nước chưa công bố có thể đang ẩn chứa virus. Mình cứ ở nhà cho lành, hệ thống chống dịch Việt Nam đang vận hành tốt, việc gì phải đi đâu”, chị Hương Ly (Thanh Xuân, Hà Nội) nêu quan điểm.
Anh Nguyễn Tuấn (Long Biên, Hà Nội) cho ý kiến về việc giảm giá vé của các hãng bay: “Giảm giá vé nội địa thôi vì Thủ tướng vừa yêu cầu hạn chế người Việt Nam ra nước ngoài du lịch, thăm thân nhân. Cũng như người Việt Nam ở nước ngoài về nước nếu không có nhu cầu cấp bách. Giá vé giảm nhưng các loại thuế, phí quá cao vé 200.000 đồng thêm phí nữa thì 600.000 đồng, thật vô lý!”.
Mặt khác, nhiều người có ý định bay nội địa cho rằng giá vé vẫn không giảm. Chị Hoài Phương (Gia Lâm, Hà Nội) bức xúc: “Bữa vừa rồi đặt vé về quê trước 5 ngày, với giá ban đầu là 199.000 đồng, đến bước thanh toán thì vẫn là 1,8 triệu đồng. Đúng là không tin được mấy chiêu giảm giá”.
Giữa thực trạng đại dịch bùng phát, nhu cầu đi lại cũng như du lịch của con người bị ngưng trệ cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không cũng nên xem xét lại việc niêm yết giá vé cũng như các cách thức tính thuế phí để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn.
Hàng không Việt Nam "gồng mình" giữa đại dịch COVID-19
Được hỏi về các khó khăn của hãng hàng không trong dịp này, ông Dương Trí Thành, CEO của Vietnam Airlines khẳng định doanh nghiệp đang chịu những thiệt hại nặng nề vì dịch. Ông cho hay, dịch COVID-19 đã kéo lùi ngành hàng không thế giới 4-5 năm và tích lũy của Vietnam Airlines trong 4-5 năm qua đã bốc hơi vì dịch.
Vị này chia sẻ hãng đang thừa khoảng 40 chiếc máy bay khi nhu cầu di chuyển hàng không của hành khách giảm sốc. Tính tổng cộng, 20.000 lao động ở trong và ngoài nước của hãng đang bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19.
Đồng quan điểm với ông Thành, CEO Đặng Tất Thắng của Bamboo Airways mới đây cũng đã phát đi thông báo phải có những giải pháp mạnh trước tình hình ngày càng xấu đi. Trong đó, hãng cũng đưa ra quyết định để một số cán bộ nhân viên nghỉ không lương và nghỉ luân phiên, đồng thời điều chỉnh thu nhập của những người ở lại cho đến khi thị trường phục hồi.
Song song, Bamboo Airways cũng sẽ dừng đường bay nhánh tới địa phương, hạn chế những kế hoạch đòi hỏi ngân sách lớn.
Nhiều hãng hàng không cố gắng duy trì hoạt động trong đại dịch COVID-19 |
Trước đó, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), ông Đinh Việt Thắng cũng cho biết dịch bệnh có thể làm giảm doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng trong năm 2020.
Cùng với đó, HKVN đã đưa ra những đề xuất hỗ trợ ngành này. Cụ thể, trước tiên, Cục chỉ đạo các hãng hàng không tiếp tục nghiên cứu các thị trường mới; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để mở lại các chuyến bay sau khi dịch bệnh chấm dứt.
Thứ hai, các hãng hàng không bàn giải pháp giảm chi phí cho các hãng hàng không. Tiếp theo, các hãng hàng không cần làm việc với các nhà sản xuất máy bay tạm hoãn lịch bàn giao máy bay.
Ngoài ra, Cục HKVN cũng kiến nghị xem xét giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cho các hãng hàng không để giúp đỡ các đơn vị này giảm bớt khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Vé máy bay đồng loạt giảm giá, rẻ chưa từng có giữa dịch COVID-19 Các hãng hàng không nội địa như Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar hay Bamboo Airways đều đồng loạt giảm giá vé trên nhiều đường bay, trong ... |
Vé máy bay, giá tour dự kiến giảm tới 50% nhằm kích cầu du lịch, khắc phục hậu quả Covid-19 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhằm kích ... |
Các hãng hàng không sẽ phải niêm yết giá vé đầy đủ như Vietnam Airlines? Về việc các hãng bay tranh cãi "niêm yết giá vé", Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho rằng: Phải niêm ... |