Giá vàng tuần tới vẫn chịu áp lực giảm?
Giá vàng trong nước
Sau phiên cuối tuần nỗ lực tăng nhẹ, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM chốt ở mức 56,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,15 triệu đồng/lượng (bán ra); giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội niêm yết ở mức 56,60-57,60 triệu đồng/lượng (mua – bán).
Cùng với đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu chốt tuần tại mức cao 50,76-51,41 triệu đồng/lượng; giá vàng 9999 thương hiệu NPQ 50,45-51,25 triệu đồng/lượng (mua – bán)…
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC tăng thêm 150.000 đồng. Tuy nhiên, vàng Doji lại giảm 150.000đồng; vàng Rồng Thăng Long tương đương giá chốt tuần trước; vàng NPQ giảm 150.000 đồng mỗi lượng.
Ảnh minh họa |
Giá vàng thế giới
Giá vàng giao ngay tại Mỹ tăng 3,8 USD lên 1.761 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 11 trên sàn Comex New York tăng 3,6 USD lên 1.759,9 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước hơn 8,1 triệu đồng/lượng.
Điều khiến các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm trong tuần này là hoạt động chi tiêu của chính phủ Mỹ. Gói cơ sở hạ tầng của Tổng thống Biden sẽ được Hạ viện bỏ phiếu vào đêm thứ Năm.
Thị trường vàng cũng được hỗ trợ bởi những biến động trái chiều trên các thị trường chứng khoán thế giới.
Cùng với đó, giá vàng cũng được hỗ trợ bởi thông tin các nước châu Âu và Trung Quốc đang gặp phải tình trạng thiếu hụt năng lượng mà dự kiến sẽ khó được giải quyết một sớm một chiều. Mặt hàng hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu dự báo sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian tới.
Mặt hàng kim loại quý được hưởng lợi từ những diễn biến khó lường của vụ bom nợ Evergrande tại Trung Quốc.
Dù vậy, nỗi lo ngại về sự lây lan ảnh hưởng vụ Evergrande đã giảm dần cho dù Bắc Kinh cảnh báo báo các quan chức địa phương về khả năng sụp đổ của tập đoàn bất động sản này.
Đà hồi phục của vàng bị cản lại sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen điều trần tại Thượng viện Mỹ cho biết nếu chính quyền ông Biden thất bại trong việc nâng trần nợ công thì sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính và hủy hoại niềm tin vào đồng USD như một đồng tiền dự trữ.
Trong một bức thư riêng gửi Quốc hội vào sáng thứ Ba, bà Yellen nói rõ rằng trần nợ cần phải được nâng lên vào ngày 18/10 để tránh một thảm họa kinh tế.
Tại cuộc họp Ủy ban thị trường mở của FED (FOMC) tháng 11 sẽ có 6 ghế trống trong tổng số 19 ghế. Việc từ chức của các lãnh đạo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng diễn ra khi FED tìm cách thay đổi chính sách tiền tệ của mình.
Nhiều khả năng FED sẽ công bố kế hoạch giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng 11. Dự kiến, quá trình giảm dần sẽ bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào giữa năm 2022.
Các chuyên gia cho rằng, lạm phát trên thế giới có xu hướng tăng lên và không còn là hiện tượng “nhất thời” như đánh giá của các ngân hàng trung ương trong vài tháng qua. Kịch bản này có thể sẽ khiến FED bắt đầu siết nới lỏng định lượng từ tháng 11 tới.
Giá vàng trong nước đứng ở mức 57 triệu đồng/lượng Giá vàng SJC đang được niêm yết ở mức 56,60 – 57,20 triệu đồng/lượng (mua - bán) tại thời điểm kết thúc phiên ngày 1/10. Cùng với đó, giá vàng thế giới đang ổn định trên ngưỡng 1.750 USD/ounce. Theo các chuyên gia, lợi nhuận trái phiếu giảm sẽ khiến mặt hàng kim loại quý này trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. |
Giá vàng bật tăng phiên cuối tuần Ngày 1/10, giá vàng SJC tăng mạnh thêm 350.000 đồng/lượng. Cùng với đó, giá mặt hàng kim loại quý này trên thế giới cũng tăng trở lại từ đáy 6 tuần sau khi sức cầu bắt đáy khiến cho nhiều người bán khống buộc phải mua vào để tránh thua lỗ nặng. |
Giá vàng SJC "lao dốc", mất mốc 57 triệu đồng/lượng Ngày 30/9, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm xuống mức 56,25 – 56,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Cùng lúc đó, giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại từ đáy 7 tuần, nhưng sẽ chịu áp lục không nhỏ trong thời gian tới khi đồng USD mạnh lên. |