Giá vàng 20/7: Giá vàng trong nước giảm sốc
Ngày 18/7: Giá vàng thế giới tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn trong nước Ngày 18/7, giá vàng thế giới tăng nhẹ, duy trì ổn định trên ngưỡng 1.700 USD/ounce trong khi đó giá vàng trong nước không biến động nhiều, giao dịch dưới 68 triệu đồng/lượng. |
Giá vàng 19/7: Vàng giảm giá, chạm mốc 63 triệu đồng/lượng Hôm nay ngày 19/7, giá vàng SJC được các thương hiệu vàng lớn đồng loạt điều chỉnh giảm. |
Giá vàng trong nước giảm sốc (Ảnh: Coinwweek). |
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 19/7, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 63,30 triệu đồng/lượng - 65,32 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 62,50 triệu đồng/lượng - 64,45 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 63,30 triệu đồng/lượng - 65,32 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 62,50 triệu đồng/lượng - 65,50 triệu đồng/lượng
SJC Đà Nẵng: 63,30 triệu đồng/lượng - 65,32 triệu đồng/lượng
Doji Đà Nẵng: 62,50 triệu đồng/lượng - 65,50 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 19/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đứng quanh ngưỡng 1.711 USD/ounce, thấp hơn khoảng 6,0% (110 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.
Vàng thế giới có xu hướng tăng nhẹ và trụ vững trên ngưỡng 1.700 USD/ounce sau khi đồng USD giảm khá nhanh. Chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt - từ mức cao nhất trong 20 năm qua, trên ngưỡng 108,5 điểm, rớt dần xuống dưới 106,5 điểm.
Đồng USD suy giảm trở lại khiến mặt hàng kim loại quý tăng giá. Tuy nhiên, mức tăng khá khiêm tốn do nhu cầu đối với vàng ở thời điểm này không cao. Trong khi một số nước mua vàng vào thì cũng có một số quốc gia, trong đó có Ukraine bán vàng ra để giải quyết những khó khăn do chiến tranh/lạm phát.
Dự báo giá vàng
Trên Kitco, các chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn đang chịu áp lực từ một xu hướng giá xuống trong ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, việc đồng USD giảm mạnh đã giúp giảm áp lực bán ra đối với mặt hàng kim loại quý này.
Giới đầu tư ban đầu lo ngại về kịch bản Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất thêm 100 điểm phần trăm trong cuộc họp 27/7 tới làm USD tăng mạnh và ảnh hưởng tiêu cực tới vàng.
Tuy nhiên, thị trường sau đó ổn định trở lại và dồn sự chú ý vào cái đích lãi suất 3,8-4% của Mỹ. Nếu Fed tăng mạnh thì cũng sẽ sớm dừng lại và sớm trở lại với quá trình nới lỏng nếu kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
Ngày 15/7: giá vàng trong nước giảm nhẹ, nhưng đắt hơn thế giới 19,59 triệu đồng/lượng Sáng 15/7, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm nhẹ. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng hồi phục, nhưng vẫn đang rất khó khăn để tìm động lực tăng giá sau khi lạm phát của Mỹ tăng 9,1% trong tháng 6/2022. |
Ngày 16/7: giá vàng trong nước đứng yên, vàng thế giới tăng nhẹ Sáng 16/7, giá vàng trong nước được giữ nguyên ở mức 67 triệu đồng/lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ và duy trì quanh mốc kháng cự 1.700 USD/ounce. Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý này vẫn dễ bị tổn thương trong do đồng USD mạnh lên và lo ngại nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). |