“Ghìm cương” tỷ giá, lãi suất liên ngân hàng có thể duy trì ở mức cao
Sau cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 5, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở 5,25% - 5,5%. Động thái cắt giảm lãi suất được thị trường trước đó dự báo có thể bắt đầu xuất hiện vào tháng 3, nhưng trì hoãn khi các dữ liệu về lạm phát gần đây không như kỳ vọng.
Trong bối cảnh lạm phát vẫn ở ngưỡng cao trong khi thị trường lao động vẫn đang trong trạng thái thắt chặt, phần đông các thành viên thị trường đã nghiêng về kịch bản lần giảm lãi suất trong năm đầu tiên có thể xuất hiện vào cuối quý III.
Với diễn biến này, sức mạnh USD vẫn đang duy trì ở ngưỡng cao, kéo theo áp lực giảm giá lên đồng tiền của các quốc gia khác, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Từ đầu năm tới năm, VND đã giảm giá khoảng 4,9% so với USD.
Trước áp lực tỷ giá thường trực, để đảm bảo các cân đối vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được dự báo gia tăng cường độ và liều lượng các biện pháp điều hành, theo sát chỉ đạo mới đây của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đó giao NHNN điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Động thái đầu tiên đã được ghi nhận vào ngày 23/4 đánh dấu thời điểm lãi suất OMO tăng từ 4% lên 4,25%. Cùng với đó, lãi suất huy động tăng khoảng 20-40 điểm trong tháng 4 và chủ yếu tại các kỳ hạn trên 6 tháng. Trong báo cáo thị trường trái phiếu mới công bố, các chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán VCBS dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn.
“Lãi suất huy động có thể tăng 50-100 điểm, phần nào giải tỏa áp lực tỷ giá thường trực”, chuyên gia dự báo.
Trước áp lực tỷ giá, NHNN đã nâng dần lãi suất tín phiếu, kéo theo lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh, chênh lệch lãi suất VND và USD dần thu hẹp. Cuối tháng, lãi suất các kỳ hạn qua đêm đến 3 tháng được ghi nhận lần lượt ở 4,617%, 4,8%, 4,867%, 4,8% và 4,675%.
VCBS cho rằng trước áp lực tỷ giá thường trực, công cụ Tín phiếu và Mua kỳ hạn vẫn sẽ được linh hoạt và kết hợp sử dụng trong thời gian tới, và đảm bảo không gây ra cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trên toàn hệ thống. Như vậy, lãi suất liên ngân hàng vẫn ở mức cao nhằm đảm bảo chênh lệch giữa VND và USD ở mức hợp lý, hạn chế phần nào áp lực tỷ giá.
NHNN bơm ròng 243.053,4 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở trong tháng. Cụ thể, tại tuần cuối cùng của tháng 4, NHNN đã bơm ròng gần 105.000 tỷ đồng thông qua kênh OMO và đi kèm với mức lãi suất trúng thầu đạt 4,25% (cao hơn tuần trước đó 0,25%). Ngoài ra, NHNN đã thực hiện biện pháp mạnh tay hơn nhằm xử lý áp lực tỷ giá thông qua hình thức bán ngoại tệ giao ngay cho các tổ chức tín dụng với giá 25.450 tại ngày 20/4. VCBS đánh giá đây là động thái kịp thời và mạnh mẽ nhằm hạ nhiệt tỷ giá.
Giá vàng tiếp tục leo thang, USD hạ giá
Cùng đà tăng với giá vàng thế giới, vàng SJC tiếp tục lập mức giá kỷ lục chưa từng có, áp sát mốc 87 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá USD tại các ngân hàng được điều chỉnh giảm.
|
Vàng SJC tăng giá mạnh trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 5
Giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh vượt 87 triệu đồng/lượng.
|