Gần 60.000 tấn sầu riêng xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị
Doanh nghiệp rau quả cần nhiều thông tin thị trường, nhà nhập khẩu quốc tế Rau quả là một trong số ít nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt trong các tháng đầu năm 2023, có được kết quả này là nhờ nỗ lực mở cửa thị trường của chính phủ, đặc biệt là xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, bưởi vào Mỹ, nhãn vào Nhật Bản. Để tránh rủi ro, doanh nghiệp cần tham tán ở các nước cung cấp nhiều hơn nữa thông tin thị trường và “sức khỏe” của nhà nhập khẩu tại thị trường đó. |
Xuất nhập khẩu sụt giảm mạnh, "hụt hơi" gần 37,5 tỷ USD Dù xuất xuất nhập trong kỳ 2 của tháng 4 đã có những cải thiện, song kết quả cập nhật của 4 tháng đầu năm vẫn cho thấy sự sụt giảm mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam... |
Trong đó, chỉ riêng tháng 5/2023, sản lượng sầu riêng xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã đạt trên 17.500 tấn.
Thời điểm hiện tại, cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu có lượng sầu riêng xuất khẩu nhiều nhất so với các cửa khẩu đường bộ tại phía Bắc. Hiện đang vào chính vụ thu hoạch sầu riêng tại các tỉnh phía Nam nên ước sản lượng quả tươi xuất khẩu qua Cửa khẩu Hữu Nghị trong tháng 6/2023 có thể đạt trên 20.000 tấn.
Lực lượng chức năng thực hiện kiểm dịch mặt hàng sầu riêng xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. |
Sau nhiều nỗ lực đàm phán với phía Trung Quốc, từ ngày 26/5 đến nay, đã có hơn 100 xe hàng chở sầu riêng được xuất khẩu qua cặp cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc) (trước đó sầu riêng chỉ được thông quan tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị), góp phần tăng hiệu suất thông quan, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, giảm áp lực cho cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.
Tất cả các lô hàng sầu riêng khi nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải kiểm tra chặt chẽ về chất lượng hàng hóa, về nguồn gốc xuất xứ… Do đó, để đảm bảo thuận lợi cho việc thông quan, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam cần chủ động đáp ứng những yêu cầu của các cơ quan chuyên ngành về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện đúng quy cách về đóng gói, đảm bảo thông tin truy xuất nguồn gốc.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII cho biết: “Do phía Trung Quốc kiểm tra gắt gao nên các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định thư, các vùng trồng cũng cần nghiêm túc thực hiện về quản lý mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói phải nghiêm ngặt để đáp ứng yêu cầu phía Bạn. Qua công tác tuyên truyền thì đại đa số các doanh nghiệp đều đã có ý thức hơn, lên trên cửa khẩu chúng tôi cũng kiểm tra rất chặt. Với lượng hàng sầu riêng gia tăng đột biến thì chúng tôi cũng tăng cường trang thiết bị, nhân lực, kéo dài thời gian làm việc để đáp ứng được yêu cầu công việc, anh em ở cửa khẩu Hữu Nghị hiện nay ngày nào cũng 21h tối mới về”.
Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng hơn 17% trong 4 tháng đầu năm nay, ngành rau quả trở thành điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của cả nước. Trong đó, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc tăng gần 29%, là yếu tố chính thúc đẩy ngành rau quả tăng trưởng khả quan hơn. |
Đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt qua hệ thống của AEON đạt 1 tỷ USD vào năm 2025 Chuối nhập khẩu từ Việt Nam được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích, và doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tập trung nhập khẩu chuối Fohla Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ. Trước mắt, Tập đoàn AEON cho biết muốn nhập khẩu chuối Fohla với khối lượng không giới hạn. |