Gần 10.000 doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long 'rời khỏi' thị trường
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo trực tuyến “Giải pháp kinh tế và pháp lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp giai đoạn Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tổ chức, ngày 31/8.
Các diễn giả trao đổi tại Hội thảo trực tuyến “Giải pháp kinh tế và pháp lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp giai đoạn Covid-19”. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, chỉ sau 2 tháng bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, đồng bằng sông Cửu Long đã bị tổn thất nặng nề. Tính đến hôm nay, 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có hơn 60 nghìn ca nhiễm Covid-19. Mặc dù, không nhiều ca nhiễm nặng như TP Hồ Chí Minh hay Bình Dương nhưng đã làm ngưng toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong vùng. Trong bố cảnh 19 tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng Chỉ thị 16, thì các tỉnh thành ĐBSCL bị tê liệt, đứt gãy chuỗi sản xuất, chế biến do thiếu nguồn nguyên liệu.
Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, chỉ trong 3 tháng, tức là từ tháng 6 đến tháng 8/2021, ĐBSCL đã có gần 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. |
Theo ông Lam, vấn đề của ĐBSCL khác với các khu vực khác, nếu như ngành chế biến chế tạo nguyên vật liệu có thể lưu trữ được, có thể chờ đợi được, còn ĐBSCL khó hơn bởi ngành chủ lực là chế biến nông thủy sản. Hiện nay nông thủy sản không thu hoạch được, gây tổn thất rất lớn cho nông dân, nếu thu hoạch được trong giai đoạn này thì không có nơi bảo quản, lưu trữ... điều kiện đảm bảo cho bảo quản nông thủy sản và thời hạn bảo quản. Nếu vấn đề này kéo dài thì ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu.
Hơn thế nữa thách thức đối với ngành chế biến nông, thủy sản trong khu vực còn bị tác động kéo dài sau đại dịch, do nguồn nguyên liệu không thể có lại trong một thời gian ngắn, bởi hiện các hộ nông dân, hợp tác xã, các trang trại hầu như “đóng băng” không tái sản xuất được..., ông Lam đánh giá.
Dịch bệnh đang tác động trực tiếp tới người nông dân và doanh nghiệp chế biến tại ĐBSCL. Ảnh:Thành Thật. |
Ghi nhận ban đầu của VCCI Cần Thơ cho thấy, chỉ trong 3 tháng, tức là từ tháng 6 đến tháng 8/2021, ĐBSCL đã có gần 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường (tạm dừng kinh doanh, ngừng hoạt động và giải thể), tương đương 20% doanh nghiệp hiện có của khu vực; gần 90% doanh nghiệp ngừng hoạt động. “Doanh thu trong quý 2 của hầu hết doanh nghiệp đều giảm sút, có từ 40 đến 45% đơn hàng không thực hiện; chỉ 50% doanh nghiệp thực hiện được 50 đến 70% kế hoạch kinh doanh...”, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết.
Cùng quan điểm, ông Trần Khắc Tâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho biết, tình hình chung của doanh nghiệp hiện nay trong bối cảnh Covid-19 bị “đóng băng” hoạt động kinh tế kéo dài, nhiều doanh nghiệp đã “chết lâm sàng”. Với tình hình hiện tại, dự báo ít nhất đến giữa quý 4/2021, tình hình doanh nghiệp sẽ vẫn còn khó khăn.
Hiện doanh nghiệp tại ĐBSCL khó khăn lớn nhất trong việc lưu thông hàng hóa do nhiều tỉnh thành miền Nam áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, một số các địa phương còn đặt thêm điều kiện khiến hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn. Tình trạng dừng hoạt động của ngành vận tải khiến hàng triệu tấn lúa tại khu vực ĐBSCL bị ùn ứ, trong khi nhiều tàu hàng nước ngoài vẫn đợi ở phao số 0 chờ hàng. Nhiều sản phẩm nông, thủy sản cũng rơi vào tình trạng tương tự, không thể vận chuyển. Các quy định riêng do một số địa phương đặt ra kết hợp với Chỉ thị chung của Chính phủ gây ách tắc và gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa; chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí vận chuyển rất cao, gấp 2 - 3 lần so với bình thường.
Ông Trần Khắc Tâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng trao đổi tại hội thảo. |
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm, cách đây ít ngày, có tới 8 hiệp hội phải gửi đơn cầu cứu Thủ tướng và Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các tỉnh, thành phố không được đặt thêm các điều kiện trong lưu thông.
Trước thực trạng trên, ông Trần Khắc Tâm kiến nghị, cần khai thông lưu chuyển hàng hóa để đảm bảo duy trì lưu thông mạch máu hàng hóa kinh tế, tránh kinh tế toàn vùng bị hạn chế, rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”. Chính phủ cần có các hình thức chỉ đạo thực hiện các chính sách tài chính, tín dụng tốt để tạo đòn bẩy mạnh mẽ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở lại. Cùng với đó, ông Tâm kiến nghị cần ưu tiên tiêm vắc xin cho 100% đội ngũ tài xế và bốc xếp hàng hóa để phục vụ hoạt động lưu thông hàng hóa...
Cần Thơ bỏ quy định 'sang hàng', 'đổi tài' với phương tiện vận tải hàng hóa Cần Thơ vừa bỏ quy định ‘sang hàng’, ‘đổi tài’ đối với các phương tiện vận chuyển hàng từ địa phương khác đến thành phố, từng gây tranh cãi. |
Thủ tướng ban hành chương trình hành động về phát triển Cần Thơ đến năm 2045 Ngày 30/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |
Đồng bằng sông Cửu Long: Thành lập Mạng lưới doanh nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ vừa phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF- The Asia Foundation) công bố thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp Thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (MRBN - Mekong Delta Resilient Business Network). |
Phó Thủ tướng: ĐBSCL phải tập trung cao độ ứng phó dịch bệnh Chiều 12/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp trực tuyến với 12 tỉnh, thành phố ĐBSCL (Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang) để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. |