Facebook cấm Australia xem, chia sẻ tin tức báo chí
Dự luật của giới chức Australia sẽ hợp lý hóa quy trình cũng như củng cố vị trí của truyền thông truyền thống.
Facebook cấm Australia xem, chia sẻ tin tức báo chí. |
“Mục đích của bộ quy tắc là giải quyết tình trạng thương lượng không đồng đều giữa các doanh nghiệp truyền thông báo chí của Australia với các nền tảng trực tuyến lớn, vốn là những người có sức mạnh thị trường rõ ràng”, Rod Slims, Chủ tịch cơ quan quản lý bảo vệ người tiêu dùng của Australia, giải thích.
"Dự luật đã hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi và các đơn vị xuất bản. Trái với suy nghĩ của vài người, Facebook không trộm tin tức, chính hãng tin mới là đơn vị muốn chia sẻ thông tin trên mạng xã hội này", Campbell Brown, Phó chủ tịch mảng quan hệ tin tức quốc tế Facebook bày tỏ.
Chính phủ Australia từ lâu đã nổi tiếng với nhiều quyết định can thiệp vào thị trường, từ tăng mức lương cơ bản, cấm súng đến những dự luật ưu ái các ngân hàng tại đây.
Trong khi đó, Google lại đột ngột đồng ý trả tiền cho tin tức tại Australia. Trước đó, Facebook và Google phản ứng dữ dội trước dự luật yêu cầu mạng xã hội trả tiền để chia sẻ tin tức tại đây. Facebook cảnh báo sẽ cấm tin tức trên nền tảng, trong khi Google đe dọa ngừng hoạt động công cụ tìm kiếm.
Bình luận về việc Google chấp nhận trả tiền, New York Times cho rằng "một quốc gia nhỏ cũng có thể buộc tên tuổi công nghệ lớn phải quy thuận, điều mà Mỹ không làm được".
Ý tưởng tập đoàn công nghệ phải trả tiền cho nội dung chia sẻ trên nền tảng đã có từ lâu và News Corp là một trong những đơn vị ủng hộ quyết liệt nhất. Cuộc chiến giữa mạng xã hội và truyền thông trở nên gay gắt hơn khi cơ quan thẩm quyền tại Mỹ, Australia và nhiều nơi khác tỏ ý xem xét luật định về vấn đề này.
Trận chiến tại Australia sẽ trả lời cho câu hỏi ai là người quyết định các khoản thanh toán, điều gì khiến các công ty công nghệ phải trả phí cũng như khi nào họ phải công bố những thay đổi trong thuật toán của mình.
Sự thách thức của chính phủ Australia đối với những gã khổng lồ lĩnh vực truyền thông trực tuyến là bước đi tiên phong nhằm bảo vệ hệ sinh thái tin tức truyền thống, vốn đang bị các công ty công nghệ trị giá nghìn tỷ USD đe dọa xóa sổ.
Theo đề xuất của Australia, nếu các nền tảng như Google không đồng ý trả tiền cho nội dung báo chí, một cơ quan phán quyết độc lập sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp.
Các công ty công nghệ cho biết động thái của chính phủ Australia sẽ tạo động lực giúp các nhà xuất bản tin tức đẩy giá trị ấn phẩm báo chí. Những nền tảng này cũng chỉ ra một báo cáo của chính phủ ước tính 75% cuộc đàm phán này sẽ kết thúc thông qua phán quyết của trọng tài.
Tin tức pháp luật sáng 8/1: Thiếu nữ 15 tuổi bị bạn trai mới quen qua Facebook cưỡng hiếp trong đêm Tin tức pháp luật sáng 8/1: Thiếu nữ 15 tuổi bị bạn trai mới quen qua Facebook dọa giết, cưỡng hiếp trong đêm; Phó Chủ tịch Hội phụ nữ phường mượn tiền tỷ rồi bỏ trốn; 'Sở hữu' 6 tiền án vẫn đi trộm cắp… là những tin pháp luật nổi bật hôm nay. |
Tin tức pháp luật chiều 1/1: Khởi tố, bắt giam nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thuế ở Hải Phòng Tin tức pháp luật chiều 1/1: Khởi tố, bắt giam nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thuế ở Hải Phòng; Lợi dụng vắng vẻ, công nhân máy xúc hiếp dâm con gái chủ nhà trọ; Bắt giam giám đốc công ty đòi nợ Kim Ngân… là những tin pháp luật nổi bật hôm nay. |
Ra mắt sản phẩm giám sát an toàn thông tin giúp cảnh báo tức thời lỗ hổng bảo mật, mã độc,... VSEC VADAR là sản phẩm giám sát an toàn thông tin do doanh nghiệp Việt làm chủ công nghệ 100%, có thể cảnh báo các tổ chức, doanh nghiệp các lỗ hổng bảo mật, mã độc, điểm yếu của hệ thống... |