Du lịch Việt Nam chịu tổn thất nặng nề do dịch COVID-19 đến mức nào?
Đầu năm, cụ thể tháng 1/2020, lần đầu tiên Việt Nam đón gần hai triệu lượt khách quốc tế trong một tháng, đây là tín hiệu khả quan để thực hiện mục tiêu đón hơn 20 triệu khách quốc tế. Thế nhưng, từ tháng 2/2020, dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới và ngay lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Du lịch Việt Nam chịu tổn thất nặng nề do dịch COVID-19 đến mức nào?. |
Tuy nhiên, từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng này lập tức sụt giảm xuống gần 450 nghìn lượt, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2/2020.
COVID-19 khiến du lịch Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó, chịu tổn thất nặng nề nhất trong các ngành kinh tế. Uớc tính thất thu của ngành du lịch khoảng 23 tỉ USD do lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm.
Trong đó tháng 6 có lượng khách đến Việt Nam thấp nhất, theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong tháng 6, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 8,8 nghìn lượt người, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Các tháng còn lại hầu hết chỉ dao động từ 14 đến hơn 26.000 lượt khách quốc tế. Cao nhất là tháng 8 cũng chỉ đạt 163.000 lượt, tăng gần 17% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm tới gần 99% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, 2 thị trường khách hàng đầu của du lịch Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc đều giảm rất sâu, trên 90%. Ngoài ra, hàng loạt các thị trường quan trọng khác cũng bị giảm từ 40-80% như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật, Mỹ, Canada, Italy...
Khách quốc tế đến từ các châu lục cũng giảm mạnh, trong đó châu Á đạt hơn 243 nghìn lượt, giảm 77,2% so với cùng kỳ năm 2019. Khách đến từ châu Âu giảm 27,5%, châu Mỹ giảm 67,9%, châu Úc giảm 49,9% và châu Phi giảm 37,8%.
Tính chung 11 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.821 nghìn lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm trước.
Không có khách quốc tế, du lịch Việt Nam chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du lịch nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát.
Tổ chức Du lịch Thế giới kỳ vọng du lịch toàn cầu có thể bắt đầu hồi phục vào nửa sau của năm 2021. Tuy nhiên, phải mất từ 2 năm rưỡi đến 4 năm nữa thì lượng khách du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu mới có thể trở lại mức độ như năm 2019- trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Nga dội hỏa lực liên tục suốt 48 giờ ở miền Trung Syria, IS hứng tổn thất nặng nề Không quân Nga hiện đã thực hiện hơn 70 cuộc không kích trong 48 giờ qua, với phần lớn các cuộc tấn công này nhắm vào các khu vực nằm giữa các di tích lịch sử ở Đông Hama và Nam Al-Raqqa. |
Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa Hà Giang là tỉnh miền núi có biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ Quốc, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với an ninh quốc gia. Việc phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa luôn được Hà Giang vận dụng linh hoạt, hiệu quả. |
Việt Nam xác định 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái là 3 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam. |