Du lịch thế giới bùng nổ và nỗi khổ của Venice,... Santorini
Những du khách muốn ghé thăm hòn đảo Hy Lạp Santorini, thì cần phải tranh thủ đến đó càng sớm càng tốt, vì hòn đảo này sẽ sớm bắt đầu giới hạn số lượng tàu biển du lịch tối đa có thể cập bến là 8000 chuyến/ngày. Trong khi đó, vùng duyên hải Cinque Terre của Ý cũng đang giới hạn số lượng du khách tối đa 1,5 triệu người/năm.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Machu Picchu và đỉnh Everest cũng đang quy định số lượng khách du lịch và sẽ yêu cầu khách du lịch đi cùng với một người hướng dẫn viên được tín nhiệm.
Giới hạn khách du lịch là một biện pháp khá nghiêm khắc, và thường là phương sách cuối cùng của các điểm du lịch. Tuy nhiên, việc một vài điểm đến du lịch đang phải thực hiện các biện pháp này cho thấy sự thất bại của họ trong việc duy trì cả tính bền vững và sự cạnh tranh.
Xu hướng du lịch cho thấy trong vòng 50 năm gần đây, du lịch và ngành du lịch đã phát triển, với lượng khách quốc tế tăng từ 25 triệu trong những năm 1950 lên tới 1,2 tỷ vào năm 2016. Tuy nhiên, tình trạng quá tải vì du lịch chỉ xuất hiện trong những năm gần đây.
Một số yếu tố đã dẫn đến tình trạng này bao gồm gia tăng thời gian các kỳ nghỉ ngắn, sự xuất hiện và phát triển của Airbnb, các hãng vận tải giá rẻ và sự phát triển của ngành du lịch trên biển.
Về tổng thể, ngành du lịch đã có những tác động tích cực như thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, giảm đói nghèo và thúc đẩy phát triển, một nhược điểm là sự quá tải về du khách. Gần đây, người dân địa phương của các thành phố Barcelona và Venice đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối du lịch. Những địa điểm này quá nổi tiếng đến mức người dân địa phương cảm thấy vô cùng quan ngại. Dân số của Barcelona là 1,6 triệu người, nhưng du khách quốc tế ở qua đêm tại đây hằng năm gấp con số này tới 20 lần, còn số khách du lịch qua đêm hằng năm ở Venice gấp khoảng 364 lần dân số thành phố này.
Rõ ràng người dân địa phương có lý do để lo lắng về việc giữ gìn bản sắc thành phố của mình và trong một số trường hợp là quan ngại đến tác động của tình trạng quá tải khách du lịch lên giá nhà.
Chính phủ, doanh nghiệp và các nhân đều phải chịu trách nhiệm về tình trạng quá tải này và cần phải tìm các giải pháp phát triển bền vững cho du lịch. Chiến dịch “Du lịch. Tận hưởng. Tôn trọng” mới được Tổ chức Du lịch Thế giới phát động trong thời gian gần đây cũng nhằm mục đích khuyến khích khách du lịch tham gia vào quá trình thay đổi tích cực của ngành du lịch.
Các nghiên cứu cho thấy các cá nhân cảm thấy có trách nhiệm về tác động của họ đối với môi trường, nhưng nhận thức này vẫn chưa được chuyển hóa thành hành động. Một cuộc khảo sát cho thấy trong khi 30% người tham gia khảo sát nói rằng họ là những người tiêu dùng có đạo đức, thì chỉ 3% trong số họ mua các sản phẩm ‘đạo đức’ – các sản phẩm không bóc lột sức lao động con người, không làm hại đến động vật và môi trường trong quá trình sản xuất.
Các điểm du lịch và khu vực tư nhân cũng cần cung cấp thông tin tốt hơn và thậm chí cần phải kiểm soát khi cần thiết. Ví dụ, Venice đã ra lệnh cấm bơi lội trong kênh rạch. Ngoài ra, chính quyền cũng cần xây dựng các kế hoạch phát triển bền vững hơn và tư duy vượt giới hạn để đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho du khách đồng thời vẫn đảm bảo được tính bền vững cho địa điểm du lịch.
10 quốc gia coi trọng giá trị tài nguyên văn hóa nhất
Chính quyền địa phương và ngành du lịch cần hợp lực để quản lý tăng trưởng của ngành này một cách bền vững. Nếu được quản lý đúng mức, ngành du lịch và lữ hành có thể là một đối tác tuyệt vời trong việc bảo tồn và thậm chí thúc đẩy phát triển cộng đồng.
Taleb Rifai, tổng thư ký của Tổ chức Du lịch Thế giới cho biết: “Thời điểm hiện tại, hơn bao giờ hết, đảm bảo du lịch là một trải nghiệm bổ ích cho cả du khách và người dân địa phương đòi hỏi các chính sách du lịch cần phải rõ ràng và các hoạt động du lịch mang tính bền vững cũng như sự tham gia của chính quyền địa phương, chính phủ, các công ty tư nhân, cộng đồng địa phương và của bản thân những vị khách du lịch.”
K Nguyễn