Du lịch Huế: 5 điểm đến ghé hoài không chán
Đến Đà Lạt nên đi đâu: Sổ tay các điểm check-in lãng mạn nhất 3 địa điểm du lịch Đà Nẵng được yêu thích nhất cho gia đình có trẻ nhỏ |
Du lịch Huế một tháng cũng là ít, mà một tuần cũng là nhiều - Tùy theo quỹ thời gian cũng như sở thích mà du khách có thể thiết kế lịch trình riêng cho mình. Tuy nhiên dù có đi đâu, làm gì, 5 điểm đến dưới đây cũng là nơi nên ghé thăm vì tiêu biểu cho giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần và vẻ đẹp Huế.
Đại Nội
Đã đến thăm cố đô thì không thể nào không ghé chơi Đại Nội. Quần thể kiến trúc được công nhận là Di tích văn hoá thế giới này bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được bao bọc bởi khu vực Kinh thành.
Đại Nội - Quần thể kiến trúc được công nhận là Di tích văn hoá thế giới bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được bao bọc bởi khu vực Kinh thành. (Ảnh: Dân Trí) |
Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình.Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình.
Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy. Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm.
Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804), sau đó các vua triều Nguyễn xây dựng thêm. Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía.Trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực, tổng số công trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.
Đã đến thăm cố đô thì không thể nào không ghé chơi Đại Nội. (Ảnh: Dân Trí) |
Giá vé tham quan Đại Nội áp dụng với người lớn là 150.000 đồng/vé, với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi là 70.000 đồng/vé. (Ảnh: Zing) |
Không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành có mối liên quan chặt chẽ với nhau về vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng. Thông thường du khách dành trọn một ngày mới có thể khám phá, thưởng thức hết vẻ đẹp các khu vực của Đại Nội.
Giá vé tham quan Đại Nội áp dụng với người lớn là 150.000 đồng/vé, với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi là 70.000 đồng/vé.
Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định
Thời nhà Nguyễn có 13 vị vua nhưng chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng, trong đó đặc sắc nhất về kiến trúc và vị trí là ba lăng: Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định. Giá vé tham quan niêm yết là 100.000 đồng/người.
Lăng Tự Đức là nơi chôn cất Tự Đức - vị vua thứ tư của triều Nguyễn (1829 - 1883), tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.
Lăng Tự Đức. (Ảnh: Khám phá) |
Lăng Minh Mạng là nơi chôn cất Ming Mạng - vị vua thứ hai của triều Nguyễn (1791 - 1841). Lăng còn được gọi là Hiếu Lăng, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành.
Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng).
Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng. (Ảnh: Vietnam Travel) |
Lăng Khải Định là nơi chôn cất Khải Định - vị vua thứ 12 của triều Nguyễn (1885 - 1925). Lăng còn được gọi là Ứng Lăng, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Kiến trúc của lăng là sự giao thoa văn hóa Đông - Tây với nội thất được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh vô cùng đặc sắc. Mỗi năm Lăng Khải Định đón hàng ngàn du khách ghé thăm.
Lăng Khải Định. (Ảnh: VNN) |
Đồi Vọng Cảnh
Một trong những điểm ngắm cảnh đẹp nhất ở Huế chắc chắn là Đồi Vọng Cảnh.Đồi này xưa kia từng là nơi các vị vua nhà Nguyễn chọn dừng chân nghỉ ngơi, thưởng thức cảnh quan. Bao quanh đồi là hệ thống các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn như: lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Xương Thọ, lăng bà Thánh Cung,…Trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngày nay nơi đây vẫn là một điểm tham quan ấn tượng của nhiều du khách.
Cảnh đẹp thơ mộng từ Đồi Vọng Cảnh. (Ảnh: Du lịch Huế) |
Thời điểm tuyệt nhất để đến đây là vào buổi sớm hoặc trước lúc hoàng hôn. (Ảnh: Du lịch Huế) |
Đồi Vọng Cảnh cách trung tâm thành phố Huế chỉ chừng 7 km, rất tiện lợi để ghé thăm, dọc đường đi đầy cây xanh bóng mát. Du khách ưa khám phá và sức khỏe tốt có thể thuê xe máy chạy men theo đường Hoài Thanh tới đường Lê Ngô Cát rẻ phải vào đường Huyền Trân Công Chúa, chạy thêm 4 km nữa là tới nơi. Du khách đi theo gia đình hoặc người cao tuổi có thể thuê taxi với giá chưa tới 100.000 đồng.
Tử Đồi Vọng Cảnh, du khách có thể thu vào tầm mắt cảnh đẹp tuyệt vời của xứ Huế mộng mơ và lưu giữ cho mình nhiều bức ảnh đẹp.
Du lịch Quảng Ngãi nên đi đâu? Ngoài Lý Sơn thì Quảng Ngãi chưa phải là điểm đến nổi tiếng với du khách, thế nhưng ở tỉnh này có rất nhiều địa ... |
Du lịch Hà Nội 1 ngày: Du khách nên đi đâu, ăn gì, nghỉ ở đâu? Hà Nội luôn là một trong những điểm đến được yêu thích nhất tại Việt Nam. Dù là khách quốc tế hay du khách trong ... |
Những “hạt sạn” tại điểm du lịch Kỳ Co Điểm du lịch Kỳ Co của Bình Định đang được ví như một “hòn ngọc”, nhưng hiện nay dư luận có nhiều thông tin về ... |