‘Đột nhập’ hầm thủy điện lớn nhất Việt Nam
Hầm Thủy điện dẫn nước lớn nhất Việt Nam thuộc Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang trong giai đoạn gia cố bằng bê tông và ông thép khổng lồ - Ảnh: Khánh Linh |
Dẫn chúng tôi vượt qua những đoạn địa hình lầy lội, hiểm nguy còn hiện hữu do vừa trải qua mưa lớn và chứng kiến cảnh ngoạn mục với bọt nước trắng xóa do xả lũ, một số chỉ huy công trình của Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng bày tỏ sự tiếc nuối bởi nếu các tổ máy phát điện này hoàn thành sớm đã có thể tận dụng được nguồn nước để phát điện và tiết kiệm được cả trăm tỷ đồng mỗi ngày.
Được biết, Dự án Thủy Điện Hòa Bình mở rộng có tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng khởi công từ tháng 1/2021 nhưng sau đó đã buộc phải ngừng thi công trong gần 1 năm do ảnh hưởng của mưa bão, sạt lở đất.
Khi hoàn thành, đây sẽ là nơi dẫn nước vào 2 đường hầm lớn nhất Việt Nam nằm xuyên núi |
Ngày chúng tôi đến, đại công trình đã khởi công trở lại được gần 2 năm, nhiều hạng mục đã hoàn thành hoặc đi vào giai đoạn “nước rút”, nhưng cả ngàn ‘con ong thợ’, từng đoán xe, máy móc chuyên dụng… vẫn đang lầm lũi hối hả làm việc, bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt và hiểm nguy rình rập.
Trên những chiếc xe chạy bằng máy dầu (không dùng xe chạy xăng để hạn chế nguy cơ cháy nổ), chúng tôi lầm lũi tiến qua hầm phụ để vào 2 hầm dẫn nước khổng lồ của đại công trình Thủy điện Hòa Bình mở rộng, rồi đi bộ lõm bõm để thỏa trí tò mò.
Được biết, hai hầm dẫn nước mà chúng tôi đang lọt thỏm bên trong được đào xuyên qua núi có tổng chiều dài gần 1,5 km, rộng gần 14 m. Đây là hầm thủy điện dẫn nước lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Chưa hết choáng ngợp giữa đường hầm khổng lồ và dài hun hút, chúng tôi giật mình bởi những tiếc động bất ngờ phát ra từ máy bơm bê tông. Tuy nhiên, các kỹ sư chia sẻ hiện hai đường hầm cơ bản đã hoàn thành những giai đoạn khó khăn, nguy hiểm nhất do điều kiện địa chất phức tạp để đi đến những công doạn cuối cùng như đắp bê tông, lắp các ống thép để gia cố…
Ông Đào Trọng Sáng (thứ 2 từ trái qua trong đường hầm) bày tỏ tin tưởng dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ |
Ông Đào Trọng Sáng, Phó Giám đốc Ban QLDA Điện 1 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) kiêm Giám đốc Ban điều hành Dự án, chia sẻ toàn bộ các hạng mục của đại công trình này đều do các kỹ sư, chuyên gia người Việt thực hiện. Trong đường hầm, chúng tôi bắt gặp những kỹ sư, người thợ của Trường Sơn, CCC47, Lilama 10… vẫn đang miệt mài làm việc. Với những gì đã hoàn thành cho đến đầu tháng 8/2024, ông Sáng bày tỏ tự tin rằng công trình sẽ hoàn thành đúng tiến độ đặt ra.
Hình ảnh bên trong hai đường hầm thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay:
Đường hầm rộng tới gần 14m và dài 1,5 km |
An toàn được đặt lên hàng đầu dù đường hầm đã hoàn thành những giai đoạn khó khăn, nguy hiểm nhất |
Các kỹ sư, công nhân vẫn hối hả làm việc |
Đường ray được lắp đặt tạm thời trong đường hầm để vận chuyển các tấm thép khổng lồ |
Xe ô tô máy dầu có thể di chuyển trong đường hầm để phục vụ các hạng mục thi công |
Công trình còn ngổn ngang nhưng sẽ về đích đúng tiến độ |
Hệ thống máy bơm khí trong đường hầm |
Ống dẫn khí vào đường hầm |
Hối hả làm việc |
Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng - Công trình cấp đặc biệtDự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được bố trí xây dựng bên bờ phải tuyến đập thủy điện Hòa Bình hiện hữu. Nhà máy chính thuộc phường Phương Lâm, cửa lấy nước và kênh dẫn vào thuộc các phường Thái Bình, Phương Lâm, Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Đây là công trình xây dựng cấp đặc biệt được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 389/TTg-CN ngày 11/4/2018, công trình có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh, nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu.
Dự án đặt mục tiêu tiến độ phát điện tổ máy 1 (tháng 6/2025), tổ máy 2 phát điện (tháng 7/2025); hoàn thành công trình (tháng 8/2025). Công trình được phát lệnh khởi công ngày 10/1/2021, nhưng sau đó buộc phải tạm ngừng do mưa bão, sạt lở và khởi công trở lại từ tháng 9/2022. Dự án có quy mô công suất 480 MW (2 tổ máy x 240 MW), với tổng mức đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, hàng năm Nhà máy dự kiến cung cấp khoảng 500 triệu kWh cho hệ thống điện quốc gia. |
Tạm dừng thi công công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 302/TB-VPCP ngày 5/11/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra và làm việc về sạt lở khu vực thi công hố móng công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng. |
Khẩn trương khắc phục sạt lở khu vực thi công hố móng Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Công điện số 1542/CĐ-TTg ngày 7/11/2021 gửi các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; UBND tỉnh Hòa Bình; Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc khắc phục sạt lở khu vực thi công hố móng công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng. |
Việt - Lào chia sẻ kinh nghiệm vận hành hồ đập thủy điện an toàn Những thông tin, kinh nghiệm được Việt Nam chia sẻ đã giúp đoàn công tác của Cục Quản lý an toàn công nghiệp năng lượng Lào hiểu thêm công tác vận hành hồ chứa thủy điện bậc thang, đảm bảo an toàn cho hạ du, đồng thời khắc sâu thêm tình cảm đặc biệt quan hệ hợp tác Việt – Lào. |
Thăm Nhà máy thủy điện Hòa Bình - Dấu ấn của tình hữu nghị Việt - Nga Ngày 1/6, Hội hữu nghị Việt - Nga thành phố Hà Nội tổ chức chương trình tham quan Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Thành phố Hòa Bình). Chương trình được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản về quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga (16/6/1994 - 16/6/2024), 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024) và 30 năm vận hành Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (20/12/1994 - 20/12/2024). |