Đổi mới tư duy triển khai chính sách dân tộc
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là giá trị cốt lõi Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần, định hướng phát triển đất nước giai đoạn |
"Hội xuân" với những nghi lễ, nét đẹp đầu năm mới “Hội xuân” là chủ đề của chuỗi các hoạt động diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong suốt tháng 1/2023 nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc. |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu kết luận hội nghị. |
Đây là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dât tộc (UBDT) Hầu A Lềnh trong trong Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022, sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG) và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các địa phương vùng DTTS&MN, điểm cầu chính tại Thủ đô Hà Nội.
Năm 2022, thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại các địa phương gặp không ít khó khăn vướng mắc do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; thời tiết, thiên tai đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chính sách dân tộc và công tác chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Năm 2022 là năm đầu tiên UBDT triển khai Chương trình MTQG và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, phân bổ vốn cho nên việc phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương đã được thể chế hóa.
Tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình mới; trong đó có 6 Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về kinh tế vùng và vùng đồng bào DTTS&MN.
Năm 2023, UBDT tiếp tục đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 05 về công tác dân tộc, trong đó cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và địa phương để thực hiện công tác dân tộc trong giai đoạn mới. Tiếp tục xử lý những vướng mắc trong đó có Nghị định 861 theo quy trình kỹ lưỡng.
“Tính toán, đánh giá, xây dựng hệ thống tiêu chí về thôn, bản, xã vùng đồng đồng bào DTTS&MN, đây là những vấn đề lớn cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và địa phương triển khai, đề xuất một số chính sách mới”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tham mưu, tổ chức triển khai, đặc biệt quan tâm đến nắm tình hình, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc. Triển khai có hiệu quả những chính sách vẫn đang có hiệu lực, trong đó có chính sách cho người có uy tín. Năm 2023 sẽ có đánh giá lại chính sách về người có uy tín, rà soát lại và có cái nhìn thực chất. Hoàn thiện bộ máy làm công tác dân tộc các cấp…
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải cho biết: Năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức triển khai Chương trình MTQG. Theo đó, các địa phương đã triển khai đồng bộ. Các bộ, ngành Trung ương đã cơ bản hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và hệ thống văn bản pháp lý để làm cơ sở cho các địa phương triển khai. Theo đó, các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện việc phân bổ vốn triển khai Chương trình MTQG.
Trong năm 2022, UBDT đã cùng 15 bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG đã hoàn thành 32/33 văn bản hướng dẫn; 60 văn bản trao đổi, quy trình… đây là cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải nhấn mạnh: "Ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045, gồm có 25 đề án, chính sách được các bộ, ban ngành triển khai. Có thể nói đây là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng nhất về công tác dân tộc ngoài các Nghị quyết của Đảng và Kết luận 65 của Bộ Chính trị".
Cũng theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải, năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã quyết liệt thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự, an toàn xã hội, độc lập chủ quyền được giữ vững… Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội địa bàn vùng DTTS&MN có chuyển biến tích cực, đúng hướng.
Cùng với đó, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh ủy, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố; Ban Dân tộc, Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố luôn chủ động, tích cực tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách dân tộc, quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào DTTS, kịp thời hỗ trợ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh…
Cùng với việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG, UBDT còn tiếp tục đôn đốc thực hiện các chính sách dân tộc khác còn hiệu lực như: Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025 theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách đối với Người có uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025 theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ…
Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số Kể từ khi thông qua Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000, Việt Nam đã chứng tỏ là một thành viên tích cực, có trách nhiệm. Cụ thể, Việt Nam đã sớm hoàn thành tám mục tiêu được đề ra trong văn bản quan trọng này, nổi bật là thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ trong đời sống xã hội. Những kết quả ấn tượng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. |
Chương trình đón Xuân tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam Từ ngày 31/12/2022 đến 2/1/2023, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động Chào xuân 2023 nhằm giới thiệu văn hóa ẩm thực đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc nhân dịp đầu năm mới 2023. |