Độc đáo lễ hội mùa xuân Novruz của Azerbaijan
Độc đáo lễ hội tiễn mùa đông của người Nga ngay tại Hà Nội Chiều 26/2, tại Hà Nội, Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ hội Maslenhitsa (Lễ tiễn mùa đông). Đây là một truyền thống từ lâu đời, được yêu thích và vui nhộn nhất của người dân Nga, đánh dấu việc chào đón mùa xuân tươi đẹp quay trở lại. |
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - nét đẹp văn hóa của ngư dân miền biển Ngày 6/3 (ngày 15/2 âm lịch), tại thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đã diễn ra lễ hội Nghinh Ông. |
Theo nghiên cứu của các nhà sử học, lễ hội này đã có niên đại 5000 năm, nhiều khả năng bắt nguồn từ tập tục mừng ngày xuân phân, thiên nhiên đâm chồi nẩy lộc dưới thời Babylon. Xuân phân là khi mặt trời di chuyển từ bán cầu nam tới bán cầu bắc, thời gian ngày và đêm dài bằng nhau. Ở thời Babylon cổ đại, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 21 tháng Nisan theo lịch Do Thái (tương đương với tháng 3 hoặc tháng 4 Dương lịch) và kéo dài 12 ngày. Mỗi ngày trong số 12 ngày này đều có các nghi lễ và cách giải trí riêng.
Người dân Azerbaijan trong trang phục truyền thống tham gia Lễ hội Novruz (Ảnh: Gobaku.ru). |
Tại kỳ họp thứ tư của Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 28/9 đến 2/10 năm 2009, Novruz được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại. Vào ngày 19/02/2010, tại kỳ họp thứ 64, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết công nhận ngày 21/3 hàng năm là Ngày Quốc Tế Novruz và yêu cầu các quốc gia tổ chức lễ hội này cần nghiên cứu lịch sử và các tập tục truyền thống của lễ hội để truyền tải kiến thức về di sản này tới đông đảo cộng đồng quốc tế.
Lời đề xuất trên là rất quan trọng, nhưng có lẽ là không cần thiết với Azerbaijan, khi tại quốc gia này, nơi đặc biệt trân trọng kỳ nghỉ xuân, mọi người thường dành hàng tuần trước Novruz để chuẩn bị. Một tháng trước lễ hội, thứ ba hàng tuần được chọn để tiến hành các nghi thức đặc biệt, dành riêng cho bốn nguyên tố nước, lửa, gió và đất.
Bàn tiệc trong lễ hội Novruz của người dân Azerbaijan (Ảnh: media.az). |
Một bàn tiệc cho lễ hội Novruz bao gồm đồ ngọt như: shekerbura, baklava, badambura và gogal. Món ăn chính trong bàn tiệc là cơm Plov (hay còn được gọi là cơm Pilaf). Trước đây, ở một số vùng ven biển, trên bàn ăn nhất định phải có món cá có đầu, món ăn này thường được dọn kèm với các loại hạt và quả sultan.
Theo phong tục, trên bàn nên bày thức ăn gồm bảy thành phần, tên của chúng bắt đầu bằng chữ cái “s” (sumakh – các loại gia vị, sud - sữa, sirke - giấm, semeni - lúa mì, mạch nha mọc trong đĩa, sabzi - rau xanh,…). Ngoài các món ăn được liệt kê, một chiếc gương, nến và trứng các loại màu sẽ được đặt trên bàn. Semeni được người dân Azerbaijan coi là một thứ không thể thiếu trong ngày lễ này. Để trồng được, người ta lấy một nắm lúa mì và ngâm nước, tượng trưng cho sự dư dả và thịnh vượng, nghi lễ này đi kèm với bài hát “Semeni, hãy bảo vệ tôi, tôi sẽ trồng bạn hàng năm”.
Theo truyền thống, vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ, mọi người nên ở nhà. Người ta quan niệm rằng: "Nếu bạn không ở nhà vào ngày đầu tiên của Novruz, bạn sẽ không thấy nhà của mình trong bảy năm". Vào thời cổ đại, cửa ngoài thường không khóa và cần thắp sáng vào đêm đầu tiên của Novruz. Khi lửa tắt, ánh sáng tắt, có nghĩa là không may mắn.
Theo truyền thống, mỗi người cần nhảy qua lửa 7 lần, và khi lửa gần tàn, một cành cửu lý hương nhỏ sẽ được thả vào than hồng, tập tục được coi là cách loại bỏ tà ma (Ảnh: Gobaku.ru). |
Khi tổ chức lễ Novruz, những người nông dân xác định xem năm tới sẽ diễn ra như thế nào: trời khô hay mưa, đất đai có màu mỡ hay không. Theo truyền thống, ngày đầu tiên của Nowruz được coi là mùa xuân, ngày thứ hai - mùa hè, ngày thứ ba - mùa thu và ngày thứ tư - mùa đông. Nếu ngày đầu không mưa gió thì năm nay công việc nông nghiệp sẽ thành công. Ngược lại, nếu có gió, nghĩa là cả mùa xuân sẽ chỉ trôi qua như vậy. Trong ba ngày còn lại, họ sẽ dùng cách tương tự để xem mùa hè, thu và đông.
Vào ngày lễ Novruz, trên các con phố chính sẽ có những người trình diễn tài năng đi trên dây, các pahlavan (lực sĩ) đấu vật với nhau và hội thi truyện tranh với hai nhân vật chính là Kos-Kosa (Râu Dê) và Kechal (Ông Hói). Các sự kiện chính của lễ hội được tổ chức bên những bức tường của tháp Trinh nữ (Maiden).
Những đứa trẻ rất thích thú với ngày lễ này. Ai cũng được vui đùa và nhận quà. Trẻ con gõ cửa nhà hàng xóm, để túi và mũ trước bậc thềm rồi nấp thật nhanh. Chủ nhà, theo tục lệ, sẽ trả lại mũ và túi có nhiều kẹo bánh ngày lễ.
Lễ hội với nhiều phong tục độc đáo Vào ngày thứ Ba đầu tiên (“su chashanbasi” trong tiếng Azerbaijan), theo tập tục, mọi người sẽ tới ven bờ sông, suối để đón bình minh. Khi những tia nắng đầu tiên ló rạng, bạn cần vẩy nước lên người bản thân và láng giềng. Sau đó, bạn hứng một bình nước, mang về nhà tưới lên sân và các góc nhà bằng dòng nước tươi mát đó. Ngày thứ Ba thứ hai (od charshanbasi) được dành cho nguyên tố lửa. Người dân đốt lửa mừng ngoài sân cho thanh niên trong nhà nhảy qua và nói “Hỡi Ngọn lửa năm mới, hãy đốt cháy hết những ốm đau, khó khăn và trắc trở trong năm qua của ta.” Ngày thứ Ba tiếp theo (yel charshanbasi) dành cho nguyễn tố khí. Nguyên tố này được tin là có khả năng xua tan mây mù, thứ mang đến rắc rối. Bởi vậy, câu khấn của ngày hôm đó là ‘’Hỡi Gió, ta mong Gió có sức mạnh để xua đi xui xẻo trong năm mới!”. Ngày thứ Ba cuối cùng (torpag charshanbasi) là ngày của nguyên tố đất. Tất cả các hoạt động của 3 ngày thứ Ba trước sẽ được lặp lại. |
Tăng cường quảng bá tỉnh Hà Giang đến đất nước Azerbaijan Ngày 26/12, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam Shovgi Mehdizade, Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam đã có buổi thăm và làm việc tại UBND tỉnh Hà Giang. |
Đại sứ Đặng Minh Khôi trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Tổng thống Ilham Aliyev khẳng định Việt Nam-Azerbaijan hợp tác tốt đẹp trên bình diện song phương và đa phương và đánh giá hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, giáo dục và du lịch. |