Doanh thu quyền tác giả tại Việt Nam tăng dù toàn cầu sụt giảm
Ngân hàng thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và chuỗi cung ứng chưa hồi phục, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống còn 4,1% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021, thậm chí có thể giảm tiếp xuống còn 3,2% trong năm tới khi mà các chính phủ thu hẹp chương trình hỗ trợ tài chính và tiền tệ vốn được ban hành trong thời gian đại dịch. |
Tăng cường giới trẻ, doanh nghiệp tham gia công tác đối ngoại nhân dân Ngày 30/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại đại hội, Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga nói: cần tiếp tục phát huy thế mạnh, thu hút, tập hợp nhiều hơn các doanh nghiệp, học giả, giới truyền thông, cựu học sinh, sinh viên, đồng bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước bạn. Đặc biệt chú trọng giới trẻ tham gia công tác Hội; thiết lập đối tác tương ứng của Hội tại Azerbaijan mở rộng mạng lưới bạn bè Việt Nam. |
Mới đây, CISAC - Liên minh Quốc tế các Tổ chức Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc đã thực hiện báo cáo về doanh thu quyền tác giả toàn cầu từ năm 2020 đến 2021. Báo cáo dài 53 trang với nhiều bảng biểu của các lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, điện ảnh, văn học, hình ảnh, kịch…
CISAC thực hiện báo cáo về doanh thu quyền tác giả toàn cầu từ năm 2020 đến 2021. |
Theo báo cáo, doanh thu quyền tác giả trên toàn cầu bao gồm tác giả âm nhạc, tác giả điện ảnh, tác giả văn học, nghệ thuật và kịch giảm 9,9% vào năm 2020 - tương đương hơn 1 tỷ euro do hậu quả của đại dịch toàn cầu. Tổng số tiền thu được đã giảm xuống, chỉ còn 9,32 tỷ euro.
Cụ thể: biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi giảm 45% xuống còn 1,6 tỷ euro. Doanh thu từ biểu diễn trực tiếp ước tính giảm 55%. Lĩnh vực Truyền hình và phát thanh - nguồn thu nhập lớn nhất của người sáng tạo, giảm 4,3% xuống 3,7 tỷ euro. Doanh thu từ quyền tác giả âm nhạc - chiếm 88% trong tổng số doanh thu quyền tác giả, giảm 10,7% xuống 8,19 tỷ euro.
Theo báo cáo phân tích, các biện pháp đóng cửa nền kinh tế của các nước trên thế giới để giảm thiểu hậu quả dịch Covid-19 đã khiến cho nguồn thu từ lĩnh vực biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi âm giảm gần một nửa.
Tuy nhiên, sự sụt giảm nguồn thu này được bù lại một phần nhờ tiền bản quyền thu được từ lĩnh vực kỹ thuật số. Doanh thu kỹ thuật số tăng 16,6% lên 2,4 tỷ euro. Các đơn vị phát hành nhạc hay phim trực tuyến lớn trên thế giới đều báo cáo doanh thu tăng trưởng mạnh, số lượng người truy cập cao rất nhiều so với trước khi đại dịch bùng phát.
Cũng giống thế giới, Việt Nam phải thực hiện nhiều đợt giãn cách xã hội, các sân khấu lớn nhỏ buộc phải đóng cửa để đảm bảo phòng chống dịch, nên nguồn thu từ biểu diễn trực tiếp cũng sụt giảm. Việt Nam mà đại diện là VCPMC đã tập trung vào việc khai thác trên môi trường internet, tích cực áp dụng công nghệ 4.0 và các phần mềm quốc tế vào mọi hoạt động, thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để gia tăng nguồn thu kỹ thuật số.
Doanh thu từ kỹ thuật số năm 2020 tăng 44% so với 2019, bù đắp cho sự sụt giảm 54,4% của hoạt động biểu diễn công cộng và biểu diễn trực tiếp. Cụ thể: Website, Ứng dụng di động tăng trưởng mạnh (49%) với nguồn thu chính đến từ các ứng dụng quốc tế như: Facebook; Apple; Tiktok; Spotify; MOOV; Star Maker... Doanh thu từ quyền tác giả âm nhạc (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) trong năm 2020 là hơn 150 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019.
Theo CISAC, sự tăng trưởng mạnh này có được không chỉ nhờ vào lưu lượng và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trực tuyến trên khắp thế giới mà hoạt động cấp phép mạnh mẽ của nhiều tổ chức bảo quyền tác giả là thành viên của CISAC trên môi trường kỹ thuật số cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Canada, Hàn Quốc...
Thị trường cây cảnh Tết 2022 tại Hà Nội: Bưởi cảnh “xuống phố”, giảm cả về số lượng và giá cả Còn khoảng hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các loại bưởi cảnh từ khắp nơi cũng được vận chuyển về Hà Nội để phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên số cây được chuyển về ít hơn, giá cả cũng giảm từ 4-6% so với năm ngoái, tình trạng ế ẩm khiến các nhà vườn phải “khóc ròng”. |
Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, giảm áp lực cho xuất khẩu Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 14 /CT-BCT về việc tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước nhằm giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. |