Doanh nghiệp FDI vững tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam
Thích ứng và phục hồi
Nhiều doanh nghiệp FDI đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh (Ảnh minh họa) |
Đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát từ 27/4 thực sự đã tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy vẫn còn khó khăn nhiều mặt, song không ít doanh nghiệp FDI đã thích ứng được với tình hình, dần khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đơn cử như câu chuyện ở Công ty Công nghiệp Brother, nơi chuyên sản xuất và kinh doanh các loại máy in, máy fax, thiết bị điện. Với 5 nhà máy đang hoạt động tại Hải Dương, có tổng vốn đầu tư 180 triệu USD, trong đó có một nhà máy vừa khánh thành vào đầu năm nay, Công nghiệp Brother vẫn đang vận hành sản xuất rất tốt.
Mặc dù vậy, đại diện của Brother Việt Nam cho hay, công ty đang rất thiếu công nhân: "Nhà máy của chúng tôi sử dụng nhiều nhân viên ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng sau đợt dịch COVID-19 bùng phát vừa rồi, các địa phương không cho phép nhận người lao động từ các tỉnh này nữa, nên thiếu khá nhiều".
Hay như Cargill Việt Nam, dù trong giai đoạn dịch bệnh, song nhu cầu của thị trường vẫn lớn. Cái khó của công ty là giá nguyên liệu đầu vào đã tăng mạnh trong thời gian qua.
"Đó là một thách thức chung của thị trường toàn cầu, cũng như của các đơn vị khác trong ngành. Cargill đã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi là điều không tránh khỏi và chúng tôi hiểu, đây cũng là thách thức chung đối với người chăn nuôi" - ông John Fering, Tổng giám đốc ngành thức ăn chăn nuôi Cargill khu vực Đông Nam Á nói.
Công ty Intel Products Việt Nam thì chủ động tăng cường đảm bảo an toàn cho nhân viên như thực hiện xét nghiệm nhanh định kỳ cho người lao động theo tần suất 3-7 ngày/tuần, bố trí chỗ ở tập trung tại nhiều khách sạn trong thành phố, sắp xếp xe đưa đón theo tuyến cố định, thực hiện 5K. Gần 70% người lao động của công ty đã được tiêm ngừa vaccine mũi 1.
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song nhiều doanh nghiệp FDI tiếp tục phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt.
Quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 (từ 2,2 triệu USD/dự án mới trong 5 tháng năm 2020 tăng lên 14,4 triệu USD/dự án mới trong 5 tháng năm 2021 và từ 7,9 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn lên hơn 11,3 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn). Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào Việt Nam
Ảnh minh hoạ |
Theo ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tại Hà Nội, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam về dài hạn và sẵn sàng san sẻ gánh nặng với đất nước.
Khảo sát của EuroCham chỉ ra hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát (56%) dự đoán hiệu suất lao động sẽ được giữ nguyên hoặc cải thiện trong quý III. 80% công ty có kế hoạch duy trì hoặc gia tăng số lượng nhân viên và kế hoạch đầu tư.
Ông Alain Cany khẳng định EuroCham sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đối phó với làn sóng dịch bệnh mới nhất. EuroCham có một số công ty hàng đầu thế giới trong ngành dược phẩm, thiết bị y tế và hậu cần. Các công ty này đã đầu tư lâu dài tại Việt Nam và luôn cam kết hỗ trợ người dân trong những thời điểm khó khăn này.
Mới đây, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới là Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng mức đánh giá lên "Tích cực".
Theo đánh giá của 3 tổ chức này, kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục phục hồi tốt, tăng trưởng ổn định và là điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng được cho là trung tâm của các chuỗi cung ứng đang dịch chuyển và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương.
Điểm sáng mà S&P dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt trong những năm tới là vị thế điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc.
Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đánh giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép "vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế" trong công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.
Tạo điều kiện tối đa để người dân và doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị các tỉnh, thành, bộ ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ. |
Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid-19 Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tài nguyên cạn kiệt… đã và đang tác động rất lớn đến nền kinh tế và chính “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp. Không còn là việc “nên làm”, phát triển bền vững đã trở thành con đường bắt buộc nếu muốn tồn tại, vượt qua giai đoạn hiện tại và để đi xa hơn trong tương lai. |
Đề xuất khoanh nợ, giảm lãi suất để "cứu" doanh nghiệp gặp khó vì dịch COVID-19 Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 6 giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nhân trẻ, doanh nhân khởi nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19. |