Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
22:20 | 30/12/2016 GMT+7

Diện tích bằng 0,7% Việt Nam nhưng đây lại là quốc gia đi đầu trên thế giới về khai khoáng ngoài không gian

aa
Quốc gia nhỏ bé chỉ đứng sau Mỹ về công nghiệp khai thác thiên thạch.

Chưa từng có một thiên thạch nào ở trên quỹ đạo được khai thác. Ngay cả những công ty khai khoáng tham vọng nhất cũng cho rằng phải đến năm 2020 công việc này mới có thể thực hiện được, nhưng phần thưởng có thể sẽ tương xứng với nỗ lực. Người ta tin rằng có thể tạo hàng tỷ đô la nhờ vào việc khai thác các kim loại quý nằm gần quỹ đạo của Trái đất. Và nước có thể được sử dụng như một loại nhiên liệu trong việc thăm dò sâu không gian.

Luxembourg, chỉ là một quốc gia nhỏ trên bản đồ châu Âu, có diện tích 2.586 km2, chưa từng đưa người hay phóng tàu vũ trụ vào không gian, và tưởng như không thể trở thành một ứng viên trong cuộc đua khai thác kim loại ngoài không gian. Thế nhưng, một đất nước với dân số ít hơn nửa triệu người lại chỉ đứng sau Hoa Kỳ – được xem như quốc gia đứng đầu trên thế giới trong ngành công nghiệp khai thác thiên thạch – mặc dù ngành này chưa đem lại những kết quả thực tế.

Luxembourg được xem là ngân hàng tương lai của thế giới trong lĩnh vực khai khoáng ngoài không gian.

Quặng sắt được phát hiện ở Luxembourg vào cuối những năm 1800, đến những năm 1900, ngành công nghiệp thép ở đây đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu nền kinh tế đất nước. Cuộc khủng hoảng dầu năm 1973 đã đẩy thương mại thép vào suy thoái. “Chúng tôi nhận ra thép không phải là mãi mãi, vì vậy chúng tôi quyết định làm những thứ khác”, Thủ tướng Xavier Bettel nói trong một bài phát biểu vào tháng 5 vừa qua.

dien tich bang 07 viet nam nhung day lai la quo c gia di da u tren the gio i ve khai khoa ng ngoa i khong gian

Kể từ cuộc khủng hoảng thép, Luxembourg đã hướng đến phát triển đa dạng hoá để đảm bảo rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác cũng không thể cản trở sự phát triển của quốc gia, định hướng này đã giữ cho GDP của họ cao nhất trên thế giới. Trong tháng 11, Luxembourg đã thông qua đạo luật cho phép các công ty tư nhân có trụ sở tại đây có thể giữ lại bất cứ nguồn tài nguyên nào mà họ thu được ngoài không gian.

Nó giống như việc chúng tôi quay lại với nguồn gốc ban đầu và đang cố gắng phát triển công nghiệp khai khoáng một lần nữa, có thể lần này sẽ xa hơn một chút, khai khoáng ngoài không gian”, Bettel nói.

Mặc dù không có chương trình không gian quốc gia, đất nước này đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong không gian và các ngành công nghiệp truyền thông địa lý. Năm 1985, công ty tư nhân điều hành vệ tinh SES được thành lập ở đây. Một năm sau, họ xây dựng trụ sở tại Château de Betzdorf, nơi ở chính thức của Đại công tước Luxembourg.

Luxembourg rất quan tâm đến việc đa dạng hoá nền kinh tế”, Patrick Biewer, CEO của LuxGovSat, một đối tác công – tư được hình thành giữa SES và chính phủ.

Biewer là một người gốc Luxembourg và đã làm việc tại SES trong hơn 23 năm. Trong thời gian đó, công ty đã phát triển trở thành một trong những nhà khai thác vệ tinh lớn nhất trên thế giới: họ sở hữu và vận hành hơn 50 vệ tinh ngoài quỹ đạo có thể tiếp cận đến 99% dân số thế giới.

Vệ tinh là một chìa khoá quan trọng, nó yêu cầu năng lực công nghệ cao mà bạn có thể tìm thấy ở Luxembourg”, Biewer nói. “Không chỉ có mình SES... chúng tôi có rất nhiều công ty khác làm việc trong lĩnh vực không gian hiện nay”.

dien tich bang 07 viet nam nhung day lai la quo c gia di da u tren the gio i ve khai khoa ng ngoa i khong gian

Vệ tinh Arkyd 6

Vào tháng 2 năm 2016, Luxembourg công bố rằng họ sẽ phát triển một khung pháp lý phục vụ cho thương mại về tài nguyên không gian trong tương lai. Kể từ đó, chính phủ đã mở một quỹ trị giá hơn 200 tỷ USD để đầu tư vào các công ty khai thác thiên thạch.

Planetary Resources là một trong số đó. Trong tháng 11, công ty khai thác thiên thạch có trụ sở tại Redmond, Washington DC đã được đầu tư hơn 26 triệu USD từ Luxemburg để triển khai các công nghệ tiên tiến của họ ở trong biên giới của Luxembourg.

Hơn bất cứ nơi nào trên Trái đất, Luxembourg chính là tương lai phát triển của thương mại không gian”, CEO Chris Lewicki. “Họ đã có nhiều hành động, bao gồm cả việc thiết lập chính sách không gian, giúp tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp như chúng tôi hoạt động”.

Với sự giúp đỡ từ các khoản đầu tư, Planetary Resources đã có kế hoạch triển khai vệ tinh Arkyd 6 vào năm 2017, nó sẽ giúp thử nghiệm công nghệ của họ và có khả năng phát hiện nước trên các thiên thạch, theo Lewicki. Sau đó, công ty sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ khai khoáng vào năm 2020.

dien tich bang 07 viet nam nhung day lai la quo c gia di da u tren the gio i ve khai khoa ng ngoa i khong gian

Ngoài các thách thức về công nghệ, còn có những câu hỏi về đạo đức và pháp lý cần được trả lời trước khi những nguyên liệu này được trích xuất và thu thập bởi các công ty tư nhân. Mặc dù vậy, thương mại khai khoáng ngoài không gian và khám phá sâu không gian đang dần trở thành hiện thực.

Luật mới của Luxembourg cho phép tư nhân sở hữu tài nguyên không gian sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2017, trong khoảng thời gian này Planetary Resources và Deep Space Resources cũng lên kế hoạch thử nghiệm công nghệ khai thác thiên thạch của họ.

Đây không phải là thứ gì sẽ diễn ra sau 50 năm nữa, nó đang diễn ra ngay lúc này”, Lewicki nói.

Tham khảo Motherboard

Ntt13789

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 26/6.

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

Ngày 30/6 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có tổng cộng 19 ban, đơn vị trực thuộc, chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 01/7/2025.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động