Điện Biên: Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng phá rừng làm nương
Kiểm lâm Điện Biên Đông (Điện Biên) tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng Là địa phương có độ che phủ rừng thấp, do vậy trong những năm qua công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng đang được lực lượng Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên thực hiện khá tốt. |
Mường Nhé (Điện Biên): Dân giàu từ những cánh rừng Không còn những tháng giáp hạt, không còn phải chờ cứu trợ từ Nhà nước… thay vào đó là những ngôi nhà mới, những chiếc xe máy "mới coóng" trước hiên nhà… Nhờ những cánh rừng tốt tươi, hàng trăm hộ dân Mường Nhé đã thoát nghèo, mỗi năm thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, góp phần ổn định cuộc sống. |
Huyện nào cũng đối mặt
Là huyện vùng cao biên giới, Mường Nhé có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 52%. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, dưới sức ép về tỷ lệ gia tăng dân số và tình trạng dân di cư vào địa bàn nên những cánh rừng của huyện luôn trong tình trạng báo động về nạn đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân.
Ông Nguyễn Đình Cương, Phó hạt trưởng hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Tình trạng rừng bị đốt phá để làm nương rẫy là do nhận thức của một bộ phận người dân về tầm quan trọng của rừng còn nhiều hạn chế; phần vì một số người thiếu đất sản xuất mà cố tình phá rừng; bên cạnh đó cũng có trường hợp phá rừng vì không biết đất nương bị bỏ không đã quy hoạch thành rừng sản xuất do thói quen canh tác luân nương (canh tác ở một khu nương rẫy trong một vài năm, khi đất bị bạc màu, lại chuyển sang nương khác để canh tác, sau vài năm lại quay về nương cũ)…
“Tuy nhiên, việc ngăn chặn tình trạng người dân phá rừng làm nương cũng khá khó khăn. Vì tình trạng đốt phá rừng làm nương của người dân ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Nhiều người còn tổ chức phát nương theo nhóm hộ, bằng hình thức đổi công cho nhau để phát nhanh và đối phó với lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Một số thì thực hiện mỗi ngày chỉ phát vài mét vuông, chỉ cần không bị cơ quan chức năng phát hiện thì trong một thời gian họ đã biến một diện tích đất rừng lớn thành đất trống. Có nhóm còn tinh vi hơn là ban ngày thì phát cây nhỏ dưới tán rừng, ban đêm thì chặt hạ cây to, ngày hôm sau cánh rừng đã bị chặt phá, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc tuần tra kiểm soát”, ông Nguyễn Đình Cương nói.
Hiện nay tình trạng người dân chắt phá những cánh rừng tái sinh đã được ngăn chặn |
Cũng như Mường Nhé tình trạng người dân phá rừng làm nương cũng đang diễn ra khá phức tạp tại huyện Nậm Pồ. Ông Nguyễn Đình Lương, Hạt Trưởng hạt Kiểm lâm huyện Nậm Pồ, cho biết: Nậm Pồ là huyện nghèo, mới được chia tách (từ năm 2013), diện tích rừng manh mún, địa bàn phức tạp, đặc biệt là rất nhiều người dân sinh sống trong khu vực rừng với tập quán du canh nên việc người dân phát vén, xâm hại rừng là không thể tránh khỏi. Chỉ tính riêng trong hai năm 2019-2020, trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã xảy ra gần 60 vụ phá rừng, xâm hại rừng, trong đó chủ yếu là tình trạng phá rừng làm nương. Đơn vị đã tiến hành lập hồ sơ khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến hành vi phá rừng, xâm hại rừng.
Trong những năm qua Hạt Kiểm lâm huyện Nậm Pồ đã khởi tố hình sự nhiều đối tượng vi phạm lâm Luật |
Không chỉ có huyện Nậm Pồ, Mường Nhé mà trên toàn tỉnh Điện Biên nhiều địa phương đang phải đối mặt tình trạng phá rừng làm nương.
Đẩy mạnh xử lý và tuyên truyền
Ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện tỉnh Điện Biên có hơn 694.000 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng. Năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên đạt 42,66%.
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương của người dân Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác tuần tra kiểm soát, công tác quản lý bảo vệ rừng ngay tận gốc trên địa bàn các huyện, thành phố nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Cán bộ Kiểm lâm kiểm tra thực tế những cánh rừng ngoài thực địa |
Ngoài ra, với vai trò là lòng cốt trong lực lượng quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các Hạt kiểm lâm tại địa phương tăng cường cán bộ xuống địa bàn nhằm nắm bắt và ngăn chặn kịp thời những vụ việc người dân phá rừng làm nương; phối hợp với chính quyền xã tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật bảo vệ rừng, để người dân thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng cho đồng bào dân tộc; đẩy nhanh công tác mắc mốc danh giới 3 loại rừng; đồng thời tiếp tục xử lý nghiêm những trường hợp người dân cố tình phá rừng làm nương. Thông qua đó, người dân được tuyên truyền pháp luật và răn đe để người dân chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng.
Đối với những huyện thường xuyên xảy ra tình trạng phá rừng làm nương như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Chà chỉ đạo Hạt Kiểm lâm tăng cường cán bộ phối hợp với chính quyền và công an xã xuống tận các bản tuần tra, kiểm soát thường xuyên những cánh rừng tái sinh đủ điều kiện quy hoạch thành rừng không để người dân lợi dụng nương luân canh để phá rừng.
Việc tuấn tra kiểm soát của các lực lượng trong công tác bảo vệ rừng còn rất nhiều khó khăn |
Cũng theo ông Hà Lương Hồng, để hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy hiện nay của người dân vấn đề mấu chốt vẫn phải giúp nhân dân vươn lên phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, qua đó bảo vệ được rừng, tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng địa phương.
Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Là tỉnh vùng cao biên giới, tỉnh Điện Biên có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế. Để giúp ĐBDTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, chấp hành pháp luật, thời gian qua tỉnh Điện Biên chú trọng đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS. |
Điện Biên: Già làng, trưởng họ bảo vệ đường biên Không chỉ tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các già làng, trưởng dòng họ trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn tích cực tham gia bảo vệ đường biên cột mốc. |