Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
06:05 | 24/05/2020 GMT+7

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch

aa
Tính tới 6 giờ sáng 24/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 5.389.017 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 343.458 ca tử vong.
HUFO trao tặng 300 phần quà cho giáo viên mầm non và nhóm trẻ ngoài công lập có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid- 19

Sáng 10/5, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP.HCM (HUFO) phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận 9, TP. ...

Viettel thay đổi phương thức kinh doanh trong mùa dịch COVID–19

Trước tình hình ảnh hướng của Covid–19, Viettel đã nhanh chóng triển khai phương thức bán hàng, chăm sóc khách hàng, và các hoạt động ...

Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 24/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 5.389.017 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 343.458 ca tử vong.

Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 90.810 ca mắc COVID-19 và 4.033 ca tử vong. Trong đó, số ca tử vong và ca mắc mới cao nhất vẫn là ở Mỹ với lần lượt 1.002 ca và 20.580 ca.

Đứng sau Mỹ về số ca mắc trong 24 giờ qua là Brazil với 11.520 ca và Nga với 9.434 ca, sau Mỹ về số ca tử vong trong 24 giờ qua là Brazil với 886 ca và Mexico với 497 ca.

Tính tới nay, đại dịch COVID-19 đã lan ra 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những con số trên cho thấy số lượng ca bệnh ghi nhận trên toàn cầu đã tăng gấp đôi chỉ trong một tháng, trong đó có khoảng 250.000 ca được ghi nhận chỉ trong 3 ngày qua.

Khu vực có tốc độ gia tăng ca nhiễm nhanh nhất hiện là Mỹ Latinh và Caribe. Ngày 22/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Nam Mỹ là "tâm chấn mới" của đại dịch COVID-19, trong đó tình hình tại Brazil là đặc biệt đáng báo động.

Nhiều người Mỹ ủng hộ việc bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Cảnh sát gác trên bãi biển ở New York, Mỹ ngày 22/5. Ảnh: THX/TTXVN

Kết quả thăm dò dư luận mới được Hill-HarrisX công bố cho thấy nhiều người dân Mỹ ủng hộ việc bắt buộc phải sử dụng khẩu trang tại một số khu vực công cộng trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp diễn.

Theo cuộc thăm dò, 40% số người Mỹ cho biết cần đeo khẩu trang ở cả không gian công cộng trong nhà và ngoài trời, trong khi 28% nói rằng việc che mặt chỉ nên bắt buộc ở khu vực công cộng. Có 20% số người Mỹ cho rằng nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nhưng không bắt buộc; 6% nói rằng điều này không nên được khuyến nghị ở bất cứ đâu. Ngoài ra, 5% số người Mỹ cho biết họ không chắc chắn về vấn đề này.

Cùng ngày, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo tuyên bố các hạt ở ngoại ô thành phố New York có thể bắt đầu hoạt động trở lại từ tuần sau (25/5) nếu số ca tử vong liên quan đến COVID-19 tiếp tục giảm và các chương trình truy xuất tiếp xúc được thực thi rộng rãi. Ông Cuomo cũng cho phép các công ty xây dựng bắt đầu dựng dần tường rào bao quanh khu vực thi công kể từ ngày 22/5 tại vùng Long Island và Mid Hudson, bao gồm các hạt Westchester và Rockland, nhưng hoạt động xây dựng thực sự chỉ được tiến hành khi các khu vực này chính thức mở cửa trở lại từ tuần sau.

Tính đến 22/5, 10 khu vực kinh tế của bang New York đã bắt đầu dần mở lại các hoạt động, trừ thành phố New York và hai vùng ngoại ô vẫn chưa đáp ứng đủ 7 tiêu chí do chính quyền bang yêu cầu.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ ngày 13/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 22/5, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gửi gần 5 tỷ USD để hỗ trợ các viện dưỡng lão đối phó với dịch COVID-19. Theo giới chức Mỹ, khoản hỗ trợ này do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (DHHS) phân phối cho các viện dưỡng lão và có thể được sử dụng nhằm tăng cường năng lực xét nghiệm, mua sắm thiết bị bảo hộ cho nhân viên, thuê thêm nhân công và chi trả các chi phí khác liên quan đến dịch bệnh. Bên cạnh đó, các khoản viện trợ cũng sẽ giúp bù đắp thiệt hại về doanh thu. Theo đề xuất của chính quyền, mỗi cơ sở sẽ nhận được 50.000 USD tiền hỗ trợ.

Trong một diễn biến khác, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf ngày 22/5 thông báo Mỹ sẽ miễn việc cấm nhập cảnh cho một số vận động viên của nước ngoài tới tham dự những sự kiện thể thao chuyên nghiệp ở nước này.

Mỹ Latinh: Số ca tử vong trong ngày tại Mexico cao kỷ lục

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Atizapan, Mexico ngày 22/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Mexico thông báo 479 ca tử vong vì dịch COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 6.989 người. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này. Cơ quan chức năng cho biết bên cạnh số ca tử vong trong nước, 966 công dân nước này đã tử vong do COVID-19 tại nước ngoài. Tính tới thời điểm hiện tại, Mexico đã tiến hành 210.070 xét nghiệm.

Chính phủ của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã gia hạn lệnh đóng cửa biên giới thêm 30 ngày trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã trở thành nước có tổng số ca mắc COVID-19 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Biện pháp này sẽ áp dụng cho cả các biên giới đường bộ và hàng không, chỉ trừ giao thông thương mại.

Theo số liệu của Bộ Y tế Brazil, Brazil đã vượt Nga trở thành nước đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, về số ca mắc COVID-19 với 342.410 trường hợp, trong đó có 21.934 người tử vong kể từ khi xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế tin rằng các con số này có thể còn nhiều hơn báo cáo chính thức do Brazil không tiến hành xét nghiệm hàng loạt.

Trong khi đó, Tổng thống Brazil Bolsonaro dành sự quan tâm nhiều hơn đến những thiệt hại có thể gây ra do việc cách ly và ngừng các hoạt động kinh tế. Sự lây lan mạnh của virus SARS-Cov-2 tại Brazil và một số nước trong khu vực cũng là nguyên nhân chính đưa đến việc WHO trước đó một ngày tuyên bố Nam Mỹ chính là tâm dịch COVID-19 mới của thế giới.

Tổng thống Peru Martín Vizcarra tuyên bố sẽ gia hạn lệnh giãn cách xã hội đến ngày 30/6 tới với những điều chỉnh linh hoạt hơn để đối phó với dịch bệnh. Theo đó, lệnh giới nghiêm ban đêm cấp quốc gia sẽ có hiệu lực từ 21 giờ tối đến 4 giờ sáng, ít hơn một giờ so với trước kia.

Ngoài ra, Tổng thống Vizcarra cho biết chính phủ sẽ tiếp tục quá trình tái khởi động kinh tế trong các lĩnh vực ẩm thực, khai thác mỏ, đánh bắt hải sản và xây dựng. Các môn thể thao chuyên nghiệp không có khán giả trực tiếp cũng sẽ được cho phép hoạt động trở lại. Các đội bóng đá chuyên nghiệp được phép tổ chức tập luyện và thi đấu nhưng không có khán giả ít nhất là trong những tháng tới.

Quyết định gia hạn lệnh cách ly xã hội được đưa ra sau khi Bộ Y tế Peru cùng ngày thông báo tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này là 115.754 người, trong đó có 3.373 người tử vong.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Buenos Aires, Argentina ngày 7/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Argentina, nước này cho biết số ca mắc bệnh gia tăng ở mức cao nhất chỉ trong vòng một ngày kể từ khi dịch bệnh trên bắt đầu bùng phát. Số liệu của chính phủ nước này cho thấy hiện tại Argentina có 10.649 ca mắc COVID-19, tăng 718 ca so với ngày trước đó, chủ yếu là tại thủ đô Buenos Aires, trong khi tổng số ca tử vong là 439 người.

Liên quan tới đại dịch COVID-19 trong khu vực Trung Mỹ, số ca nhiễm bệnh tại Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala, El Salvador và Nicaragua đã lên đến 18.898 người, trong đó có 559 ca tử vong, tăng tương ứng 595 ca bệnh và 12 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua.

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Tài chính Trung Mỹ (Icefi) cảnh báo các nước trong khu vực này sẽ thất thu khoảng 3,85 tỷ USD tiền thuế trong năm nay do tác động từ dịch COVID-19. Tổ chức này cho biết đã đưa ra con số trên sau khi phân tích những dự báo tăng trưởng chính thức và những kết quả cập nhật nhất về tình hình thu thuế. Những nguyên nhân chính dẫn tới việc thất thu này là do tình trạng đình đốn kinh tế, lượng kiều hối giảm và sụt giảm mạnh nguồn thu từ hoạt động du lịch cũng như sụt giảm về xuất khẩu và doanh thu của doanh nghiệp, điều dẫn tới giảm thu nhập của người lao động. Trước đó, hồi cuối tháng 4, Icefi từng đưa ra dự báo khủng hoảng do COVID-19 sẽ làm kinh tế tại khu vực Trung Mỹ suy thoái tới 4% trong năm nay.

Nhiều nước châu Âu lên kế hoạch nới lỏng quy định chống dịch

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Người dân tuân thủ quy định giãn cách xã hội khi xếp hàng vào một khu chợ ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 9/5. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 23/5, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez thông báo nước này sẽ mở cửa trở lại với khách du lịch quốc tế từ tháng 7 tới. Tây Ban Nha là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất châu Âu do dịch COVID-19 và đã áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất châu lục từ ngày 14/3. Tính đến 6 giờ sáng (giờ Việt Nam), nước này ghi nhận 282.370 ca nhiễm và 28.678 ca tử vong vì COVID-19.

Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Sanchez cho biết: "Tôi thông báo với các bạn rằng từ tháng 7, việc nhập cảnh đối với du khách nước ngoài vào Tây Ban Nha sẽ được nối lại trong các điều kiện đảm bảo an toàn". Ông Sanchez cũng "bật đèn xanh" cho việc nối lại các giải bóng đá chuyên nghiệp ở Tây Ban Nha từ ngày 8/6.

Tại Praha, các cơ quan y tế của CH Séc cho biết nước này đã kiểm soát được sự lây lan của dịch, dù vẫn còn một số trường hợp bị nhiễm bệnh trong những ngày gần đây. Do đó, Séc dự kiến cho phép mở lại nhà hàng, khách sạn và nới lỏng các quy định đeo khẩu trang từ ngày 25/5 tới. Bộ trưởng Y tế Adam Vojtech nêu rõ: "Không có xu hướng tiêu cực xuất hiện và Séc đã quản lý tình hình rất tốt. Việc nới lỏng phong tỏa sẽ được tiếp tục”.

Từ ngày 18/5, Séc đã kết thúc tình trạng khẩn cấp sau hơn 2 tháng áp dụng trên phạm vi toàn quốc nhằm khống chế dịch bệnh. Tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn duy trì một số biện pháp phòng chống dịch theo Luật bảo vệ sức khỏe công dân. Tính đến 6 giờ sáng 24/5 (giờ Việt Nam), Séc có 8.853 ca nhiễm virus SARS CoV-2 và 314 ca tử vong.

Trong kỳ nghỉ cuối tuần đầu tiên sau khi Italy dỡ bỏ lệnh phong tỏa hôm 18/5, người dân trên khắp Italy đã đổ ra đường để tận hưởng các hoạt động giải trí cuối tuần như thói quen trước đây sau hơn 2 tháng phong tỏa vì đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hoạt động của người dân đã gây lo lắng cho các cơ quan chính quyền trước việc không thực hiện đúng các quy định về phòng chống lây nhiễm vẫn còn có hiệu lực.

Tại thủ đô Rome, lực lượng chức năng đã triển khai khoảng 1.000 cảnh sát để kiểm soát các hoạt động ban đêm, đề phòng các hoạt động tụ tập đông người và xử phạt những người không tôn trọng quy định về khoảng cách hoặc không đeo khẩu trang. Trong khi đó, các chủ tịch vùng đã bày tỏ sự lo lắng trước các hoạt động tụ tập đông người có thể tạo ra những ổ dịch mới, dẫn đến những rủi ro cho các hoạt động sản xuất mới được mở cửa trở lại từ ngày 18/5.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền nước này thông báo một số tuyến đường sắt liên tỉnh sẽ được hoạt động trở lại từ tuần tới. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu đóng cửa nhà hàng, trường học, và đóng hầu hết đường biên giới cũng như ngừng các hoạt động đi lại giữa các thành phố lớn nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Tuy nhiên, một số hạn chế nay đã được nới lỏng và hoạt động kinh tế dự kiến được nối lại từ tháng 6.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi đi dạo trong công viên tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/5. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết từ ngày 28/5, các tuyến đường sắt sẽ được thực hiện 16 chuyến/ngày trên các tuyến đường đến Istanbul, Ankara, Eskisehir và Konya. Hành khách sẽ được kiểm tra sức khỏe khi lưu thông và những người dưới 20 tuổi và trên 65 tuổi không được ra đường.

Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận 155.686 ca nhễm và 4.308 ca tử vong, đứng thứ 9 thế giới về số ca nhiễm.

Bulgaria đã bãi bỏ lệnh cấm du khách từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh vào nước này. Bộ Y tế cho biết những du khách nhập cảnh vào Bulgaria vẫn phải cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, thời hạn 14 ngày sẽ không còn áp dụng cho công dân Bulgaria và công dân của các quốc gia EU khác vì lý do nhân đạo, cũng như đối với những đại diện trong các hoạt động thương mại, kinh tế và đầu tư. Việc kiểm dịch cũng sẽ không áp dụng đối với những người liên quan trực tiếp đến xây dựng, bảo trì, vận hành và đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng chiến lược và quan trọng của Bulgaria.

Vào giữa tháng 3, Bulgaria đã cấm nhập cảnh đối với khách du lịch từ nhiều quốc gia nhằm ngăn chặn dịch COVID-19. Ngày 19/5, Bulgaria đã đồng ý giảm bớt một số hạn chế đi lại với nước láng giềng Hy Lạp và Serbia kể từ ngày 1/6.

Latvia đang lên kế hoạch chấm dứt tình trạng khẩn cấp vào ngày 9/6 tới. Thủ tướng Krišjāni Kariņš cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành nới lỏng từng bước các hạn chế trong bối cảnh đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh với các hạn chế “tối thiểu”. Cho đến nay, Latvia đã ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm và 22 ca tử vong. Latvia đã áp dụng tình trạng khẩn cấp từ ngày 13/3 và bắt đầu nới lỏng vào ngày 12/5. Ngày 15/5, nước này đã mở lại biên giới với các nước láng giềng Baltic là Litva và Estonia, cho phép công dân của họ tự do đi lại. Ngoài người Litva và người Estonia, những công dân khác nhập cảnh vào Latvia vẫn phải kiểm dịch.

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại cửa khẩu Bregana, biên giới Croatia-Slovenia, nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan ngày 10/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Croatia thông báo kể từ ngày 29/5, nước này sẽ mở cửa biên giới cho công dân Slovakia, Séc, Hungary và Áo. Bộ trưởng Du lịch Gari Cappelli cho biết các công dân Slovakia, Séc, Hungary và Áo có thể đến Croatia với mục đích kinh doanh và không cần phải cách ly. Croatia cũng đang chuẩn bị kế hoạch để tạo điều kiện thông thương tại các cửa khẩu biên giới. Theo Bộ trưởng Cappelli, nước này sẽ hướng tới việc mở cửa biên giới với các quốc gia trong khu vực khác, như Đức, Ba Lan và Italy, nhằm khôi phục kinh doanh từ ngành du lịch của Croatia.

Tình hình COVID-19 tại châu Á

Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên xe buýt tại Amritsar, Ấn Độ ngày 20/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Ấn Độ đã ghi nhận 6.654 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm virus lên 125.101 người, trong đó có 3.720 trường hợp tử vong. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, đây là lần thứ hai trong vòng một tuần số ca nhiễm mới trong một ngày của Ấn Độ vượt 6.000 người.

Một đại diện Cơ quan Cải cách quốc gia Ấn Độ (NITI Aayog), ông Vinod Paul ngày 22/5 cho biết các lệnh phong tỏa giai đoạn 1 và 2 đã giúp giảm đáng kể tốc độ lây lan của virus ở nước này. Số liệu cũng cho thấy phần lớn các ca nhiễm ở Ấn Độ bị giới hạn ở một số khu vực nhất định. Tính đến ngày 21/5, khoảng 80% tổng số ca nhiễm tập trung ở 5 bang và 90% số ca chủ yếu ở 10 bang. Với 12.319 ca nhiễm, thủ đô New Delhi là vùng dịch lớn thứ 4 của Ấn Độ.

Chính phủ nước này khẳng định lệnh phong tỏa đã làm chậm quá trình dịch bệnh lây lan và có đủ thời gian nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế liên quan đến giường bệnh, năng lực xét nghiệm và nguồn nhân lực được đào tạo… nhằm kiểm soát dịch tốt hơn.

Trung Quốc lần đầu không có ca nhiễm mới từ tháng 1

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Vũ hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 21/5. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Ngày 23/5, lần đầu tiên Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm nào kể từ khi bắt đầu thống kê về dịch COVID-19 vào tháng 1.

Virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc hồi cuối năm 2019 và lây lan ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhưng các ca nhiễm bắt đầu giảm đáng kể từ sau đỉnh dịch hồi giữa tháng 2. Số ca tử vong trên cả nước dừng lại ở con số 4.634 ca, thấp hơn nhiều so với số ca tử vong ở nhiều nước khác. Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày 22/5 cho biết nước này đã đạt thành tựu lớn trong cuộc chiến chống virus. Tuy nhiên, ông cảnh báo đất nước vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Hàng không Hàn Quốc thông báo kế hoạch nối lại đường bay quốc tế

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Máy bay của các hãng hàng không Hàn Quốc tại sân bay quốc tế Incheon, phía tây thủ đô Seoul, ngày 7/5. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Các hãng hàng không Hàn Quốc đã đồng loạt thông báo kế hoạch nối lại các đường bay quốc tế, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về nước của công dân Hàn Quốc tại nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh có phần lắng xuống. Hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc (Korean Air) cho biết sẽ mở lại 32 trên tổng số 100 tuyến bay quốc tế sau 50 ngày gián đoạn, trong đó có các tuyến đến các thành phố của Mỹ và Canada, tần suất 146 chuyến mỗi tuần. Một hãng hàng không lớn khác là Asiana Airlines cũng cho biết sẽ nối lại 27 trên 73 tuyến quốc tế, tần suất dự kiến tăng từ 53 lên 110 chuyến mỗi tuần.

Thống kê của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc công bố ngày 22/5 cho thấy số lượng khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc vào tháng 4 là 29.415 người, giảm 98,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (KCDC) ngày 23/5 thông báo tổng số ca nhiễm COVID-19 tại nước này đã tăng 23 ca lên 11.165 ca, tăng 2 ca tử vong lên 266 người. Hàn Quốc đã nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội và chuyển sang tiến hành "kiểm dịch trong cuộc sống hàng ngày" bắt đầu từ 6/5 vừa qua, song ngay sau đó cơ quan y tế nước này đã phát hiện một ổ dịch có nguy cơ lây nhiễm rất cao ở khu phố đa văn hóa nổi tiếng Itaewon của thủ đô Seoul và mới đây là ổ dịch trong bệnh viện của Samsung cũng ở Seoul.

Số ca mắc bệnh tại châu Phi vượt mốc 100.000

Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 24/5: Nhiều nước châu Âu sắp nới lỏng quy định chống dịch
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN

Tính tới 6 giờ sáng 24/5 (giờ Việt Nam), châu Phi đã ghi nhận 108.862 ca mắc COVID-19, trong đó 3.265 ca tử vong.

Ca mắc COVID-19 được ghi nhận trên khắp châu Phi. Các quốc gia tại Bắc Phi có số ca tử vong cao nhất, đứng đầu là Ai Cập và Algeria.

Phía Nam sa mạc Sahara, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất là Nam Phi và Nigeria.

Các chuyên gia cảnh báo số liệu của châu Phi có khả năng thấp hơn quy mô thực tế của đại dịch tại lục địa này do năng lực xét nghiệm còn thấp.

Ngày 23/5, thông báo của Bộ Y tế Ai Cập cho biết nước này đã phát 727 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 ở quốc gia Bắc Phi này lên 16.513 người.

Theo Bộ Y tế Ai Cập, tổng số trường hợp tử vong do COVID-19 ở nước này tính đến nay đã lên tới 735 người sau khi ghi nhận 28 ca tử vong. Đây cũng là con số tử vong cao được ghi nhận trong một ngày kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 ở Ai Cập.

Thủ tướng ra Chỉ thị 19 tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Thủ tướng nhấn mạnh “vui mừng nhưng cảnh giác” trước diễn biến dịch Covid-19

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều 22/4, Thủ tướng nhấn mạnh “vui mừng nhưng cảnh giác”, chấp nhận ...

Theo Baotintuc
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

Ngày 20/11 tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giữ chức Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Hội nghị G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Hội nghị G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động