Điểm tựa vững chắc cho nhân dân trên biên giới
“Vượt nắng, thắng mưa” trên chốt biên giới |
Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam |
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bạch Đích giúp dân làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Kim Khánh
Đưa chúng tôi đi thăm thôn Bản Muồng, Thiếu tá Ngụy Tôn Tùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bạch Đích chia sẻ: “Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đoạn biên giới dài trên 25km, gồm 4 xã: Bạch Đích, Phú Lũng, Thắng Mố, Na Khê (huyện Yên Minh); có 41 cột mốc tiếp giáp với huyện Ma Ly Pho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Địa bàn có 16 thôn, bản giáp biên, có lối mở mốc 358 và nhiều cặp đường mòn qua lại biên giới. Đặc điểm địa hình tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa phục vụ đời sống. Tuy nhiên, trên địa bàn cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp”.
Để đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho người dân yên tâm sinh sống, Đồn Biên phòng Bạch Đích đã tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới, chủ động thu thập thông tin từ nhân dân cung cấp, xử lý kịp thời nhiều vụ việc xảy ra trên biên giới. Từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 12 vụ/17 đối tượng vi phạm pháp luật về trộm cắp tài sản, đánh bạc, giết người... Tổ chức tuyên truyền 38 buổi cho 7.647 lượt người nghe về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Đặc biệt, trong những ngày xảy ra đại dịch Covid-19, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về phòng, chống dịch bệnh, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Với tâm niệm giúp dân là giúp mình, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bạch Đích đã bám dân, bám địa bàn, tạo dựng được niềm tin, là điểm tựa cho người dân trên biên giới phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trước kia, đời sống của nhân dân ở một số thôn vẫn còn nhiều khó khăn, sau khi triển khai Nghị quyết số 24 của Đảng ủy BĐBP về cử cán bộ tăng cường cho các xã, thị trấn biên giới, đơn vị đã cử 4 đồng chí cán bộ tham gia giữ chức vụ Phó Bí thư đảng ủy của 4 xã do đơn vị phụ trách và 18 đồng chí đảng viên sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản.
Nhận thấy thổ ngưỡng, khí hậu nơi đây phù hợp với các loại cây cỏ voi, đậu tương, phù hợp với việc chăn nuôi, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê, gia cầm. Với mục tiêu “không để đồng bào nghèo biên giới bị bỏ lại phía sau”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bạch Đích không quản khó khăn, thực hiện “3 bám, 4 cùng” với dân bản, xây dựng các mô hình sản xuất, đặc biệt là phát huy vai trò của đội ngũ đảng viên sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản; đảng viên phụ trách giúp các gia đình xóa đói giảm nghèo, giúp đồng bào ổn định đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Đơn vị đóng góp hơn 200 ngày công giúp nhân dân làm nhà, tu sửa đường nông thôn, trồng và bảo vệ rừng.
Ông Phạm Xuân Phương, Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đích khẳng định: “Những năm qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Bạch Đích đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, củng cố quốc phòng, an ninh. Đây là niềm phấn khởi rất lớn cho bà con đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn”.
Anh Mùng Sào Kháng, Trưởng thôn Na Công, xã Bạch Đích cho biết: Mặc dù cuộc sống của 25 hộ dân với 161 nhân khẩu trong thôn vẫn còn khó khăn, nhưng chắc chắn không còn ai phải chịu đói nữa. Trẻ con được đến trường học chữ, người dân được dùng điện lưới quốc gia, nhà nào cũng có xe máy đi lại, khi ốm đau đã có bác sĩ Biên phòng khám bệnh, cấp thuốc miễn phí. Nghe lời bộ đội, nhiều năm nay, thôn không có tình trạng mất an ninh trật tự; gia súc được bà con di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở để không lo mất vệ sinh, đồng thời che chắn chuồng trại cho gia súc, gia cầm vào mùa Đông...
“Giúp nhân dân cũng chính là giúp mình”, đó là phương châm mà Đồn Biên phòng Bạch Đích đã và đang tập trung mọi nguồn lực để thực hiện với mong muốn địa bàn biên giới phát triển về kinh tế, giảm nghèo bền vững, quyết tâm mở ra cơ hội thay đổi cuộc sống, diện mạo cho người dân nơi đây.
Phân chia thác Bản Giốc (Bài 8) Trên nguyên tắc lấy Công ước Pháp Thanh 1887, 1895 cũng như thông lệ quốc tế, đường trung tuyến dòng chảy của thác Bản Giốc ... |
Chung tay xây đắp biên giới giàu mạnh Nhiều năm qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, BĐBP An Giang luôn phối hợp chặt chẽ với Ban trị sự Phật ... |
Bài 5: Quản lý biên giới Việt Trung, hợp tác và đấu tranh Lịch sử đã chứng minh trong mọi thời điểm quan hệ với đất nước láng giềng này cần sự khéo léo, mềm dẻo nhưng cũng ... |
Kim Khánh