Dịch COVID-19 giúp nghề giao hàng "lên ngôi"
Olympic Tokyo 2020 có thể bị hoãn vì dịch COVID-19? |
Bà mẹ Việt Nam anh hùng cặm cụi may khẩu trang hỗ trợ chống dịch Covid-19 |
Các shipper xếp hàng dài trước cửa hàng đồ uống chờ lấy đơn hàng cho khách |
Trên cả nước hiện nay, học sinh, sinh viên đang được nghỉ học phòng dịch COVID-19, nhiều công ty, cơ quan cũng cho nhân viên làm việc trực tuyến để tránh tiếp xúc nơi đông người. Chính vì vậy, nhu cầu đi lại của người dân đang được hạn chế hết mức khiến dịch vụ trở khách khá ế ẩm.
Chạy xe cả ngày chưa đủ 100.000 đồng
Là một tài xế Grab Bike lâu năm, anh Trung (Đống Đa, Hà Nội) than thở: “Thường ngày tôi cứ đứng ở cổng trường Kim Liên cả khu Đặng Văn Ngữ này, có những buổi sáng chạy được 10 cuốc xe nhưng từ khi có dịch cả ngày may ra được 2 cuốc. Khách hàng không có, không đủ tiền ăn trưa luôn”.
“Thu nhập bình quân của mình mỗi ngày cũng rơi vào khoảng 400.000 đồng nhưng thời điểm này cả ngày chỉ thu về 60.000-80.000 đồng. Biết là đang dịch bệnh nhưng cũng không thể ngồi ở nhà cả ngày được, mình kiếm thêm được đồng nào thì cứ cố gắng thôi! Tất nhiên là phải trang bị đủ khẩu trang, nước khử trùng”, cũng rơi vào tình trạng vắng khách, anh Nguyễn Đức (Cầu Giấy, Hà Nội), tài xế xe ôm GoViet chia sẻ.
Người dân không muốn ra đường trong tình trạng hiện nay cũng là điều dễ thông cảm. Nhiều người mang quan điểm cứ chờ khi nào hết dịch thì mới hoạt động lại mọi kế hoạch. Chị Thủy (Ba Đình, Hà Nội), nhân viên văn phòng, tâm sự: “Công ty mình cho nhân viên làm việc trực tuyến ở nhà cả tuần nay rồi nên mình cũng không có nhu cầu đi lại nhiều. Mọi kế hoạch khác cho bản thân hay gia đình mình cũng cố gắng lùi cho đến khi nào hết dịch mới thực hiện”.
Giao dịch oline gia tăng khiến nghề shipper lên ngôi |
Nghề shipper “lên ngôi” giữa mùa dịch COVID-19
Với tình trạng trên, các tài xế xe ôm công nghệ đang phải gồng mình cải thiện thu nhập giữ đại dịch COVID-19. Không giống như những ngành nghề khác, họ không muốn ngưng công việc chạy xe mà chuyển hướng sang giao hàng đến tay người tiêu dùng cho những dịch vụ bán hàng online ngay trên hệ thống như Grab Food, Go Food,…
“Từ khi chuyển qua làm dịch vụ giao hàng online thế này, thu nhập của tôi vẫn giữ được ổn định như trước đây. Khách hàng bây giờ họ không ra đường, chỉ cần cầm điện thoại lên là đã có người giao đến tận cửa rồi. Tội gì mình không làm, cũng không phải tiếp xúc quá gần nhiều người để sợ lây nhiễm bệnh”, anh Trung (Đống Đa, Hà Nội) tiếp tục chia sẻ.
Nhiều quán ăn, cửa hàng quần áo, mỹ phẩm phải đóng cửa mùa dịch và chuyển qua bán hàng trực tuyến. Không chỉ có các tài xế xe ôm chuyển sang làm shipper mà những shipper lâu nay cũng tăng thu nhập đáng kể.
“Vì không ai muốn ra đường bây giờ nên mọi người thường đặt đồ ăn đến tận nhà. Một tuần trở lại đây, đơn hàng online tôi nhận được tăng lên đáng kể, gấp đôi thời gian trước”, anh Hoàng (Đống Đa, Hà Nội), nhân viên giao hàng NOW nói.
Nhiều doanh nghiệp nhanh nhạy nắm bắt thời cơ
Những trung tâm thương mại lớn như BigC, Vinmart đang tích cực triển khai chương trình siêu thị online cho người tiêu dùng trong thời gian chống dịch COVID-19. Các shipper có lẽ nằm ngoài “vùng đen” thu nhập trong mùa dịch vì đa số mọi người đều chọn hình thức đi chợ online.
“Buổi trưa, mình sẽ vào Vinmart Online lựa chọn đồ, sau đó thanh toán trực tuyến luôn. Khoảng 2 giờ sau đã có nhân viên giao hàng tới nhà, rất thuận tiện mà không cần phải chen lấn, chờ đợi tính tiền như ra ngoài siêu thị”, chị Phương Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) phấn khởi nói.
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi duy trì được công việc và thu nhập cho các tài xế, nghề giao hàng cũng đòi hỏi nhiều yếu tố hơn là chạy xe ôm thông thường. Điển hình như giao đồ ăn thì bắt buộc phải nhanh bởi thức ăn giao muộn sẽ bị nguội, kém hấp dẫn. Hơn thế nữa, khi di chuyển, shipper cẩn trọng để đồ ăn không bị đổ, nát và chảy ra ngoài.
“Ngày trước, tôi chỉ quen với việc chở khách nay đổi sang nghề shipper nên cũng có vài phần chưa quen. Hôm đầu, tôi chỉ có đọc lưu ý của khách mà váng cả đầu. Bởi hàng chục đơn hàng, tôi cần phải nhớ xem khách nào bỏ ớt, khách nào bỏ hành hay thêm gia vị”, anh Huy (Ba Đình, Hà Nội), tài xế Grab cho biết.
Diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Việt Nam đang hết sức phức tạp, điều này kéo theo nhiều hệ lụy, không chỉ tạo ra khó khăn cho các tài xế xe ôm mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, đây cũng là thời cơ cho những doanh nghiệp, cá nhân có thể nắm bắt thời cơ sáng tạo những hình thức kinh doanh cũng như dịch vụ phù hợp.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn miễn phí mặt bằng 5.000 m2 làm khu cách ly chống dịch Covid-19 Sau khi quyết định quyên góp 30 tỷ đồng, ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiếp tục miễn phí mặt bằng siêu thị miễn thuế Mộc Bài ... |
Bà mẹ Việt Nam anh hùng cặm cụi may khẩu trang hỗ trợ chống dịch Covid-19 Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt năm nay đã 95 tuổi (TP HCM), tuy nhiên, trước dịch Covid-19 đang hoành hành, mẹ vẫn ... |
Đón 20.000 người về nước, Hà Nội lập thêm nhiều khu cách ly dịch COVID-19 Hà Nội dự kiến lập thêm một số khu cách ly tập trung dịch COVID-19 để chuẩn bị đón khoảng 20.000 người về nước trong ... |