Đến Huế, nhớ về làng Sình xem vẽ tranh Tết
Ông Kỳ Hữu Phước, một nghệ nhân có 4 đời làm tranh Tết làng Sình cho biết: Xưa kia, người làm tranh làng Sình này phải ra tận Quảng Bình để học nghề và mua giấy, rồi về tự làm và có sáng tạo thêm.
Ngày nay, để có giấy in tranh, người dân làng Sình xuôi thuyền dọc phá Tam Giang về vùng Cầu Hai – Lăng Cô để cào điệp. Đây là loại sò có vỏ mỏng, nhiều màu sắc. Cào được sò, người dân đem về giã thành bột, rồi trộn với hồ, sau đó phết hỗn hợp này 2 lần lên giấy dó. Khi phơi khô, hỗn hợp sẽ tạo nên màu trắng thuần khiết của loại giấy rất đặc trưng để vẽ tranh Tết làng Sình.
Trong tâm thức dân gian xứ Huế, cho đến nay vẫn tồn tại một niềm tin: Con người sinh ra có bổn mạng. Bổn mạng của mỗi người là những vị thần phù hộ cho sức khỏe, công việc làm ăn, vận hạn… Vì thế, dòng tranh Tết làng Sình này mới có mảnh đất phì nhiêu để phát triển.
Cũng theo ông Phước, ở thời hoàng kim, trong làng đâu đâu cũng nghe tiếng hò, tiếng chày giã điệp, một không khí lao động rộn ràng, vui tươi. Còn bây giờ, cứ sắp Tết mới cảm nhận được sự tất bật, háo hức của các nghệ nhân làng Sình vẽ tranh bán Tết…
Nghệ nhân Trần Thị Gái giới thiệu tranh “thế mạng đàn ông”
Bộ khuôn tranh 12 con giáp
Bộ khuôn tranh bát âm
Tranh trò chơi dân gian do các nghệ nhân làng Sình vẽ
Ông Kỳ Hữu Phước (trái), là thế hệ thứ 4 trong một gia đình vẽ tranh ở làng Sình
Theo Dân Việt