Đề xuất tăng tiền ăn cho học sinh miền núi lên mức 900.000 đồng/tháng
![]() |
Khoản 1 Điều 6 dự thảo đề xuất rõ mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên đã tăng hơn so với quy định hiện hành tại Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP. |
Cụ thể, mỗi học sinh, học viên bán trú được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng (được hưởng không quá 9 tháng/năm học). So với hiện tại, mức này tăng 20%.
Ngoài tiền ăn, những học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) sẽ được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng (không quá 9 tháng/năm học).
Mỗi học sinh, học viên cũng được được 15 kg gạo mỗi tháng, được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
dự thảo nghị định cũng đề xuất mức hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ đối với trẻ em tại nhà trẻ bán trú, mỗi tháng 360.000 đồng (không quá 9 tháng/năm học).
Đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học, trong năm học, các em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc sẽ được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh giỏi được thưởng 600.000 đồng/học sinh. Ở mỗi cấp học, các em được cấp chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1,08 triệu đồng/học sinh.
Mỗi năm học, học sinh cũng được cấp 2 bộ quần áo đồng phục, học phẩm và các dụng cụ học tập với mức kinh phí 1,08 triệu đồng/học sinh.
Ngoài ra, các em nhận tiền tàu xe 2 lần một năm, được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng (không quá 9 tháng/năm học). Học sinh năm cuối cấp THPT được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Như vậy so với quy định hiện hành:
- Mức hỗ trợ gạo được giữ nguyên là mỗi học sinh được hỗ trợ 15kg gạo/tháng. Thời gian hỗ trợ không quá 09 tháng/năm học.
- Mức hỗ trợ tiền ăn: quy định cũ là 40% mức lương cơ sở (hiện lương cơ sở là 1,8 triệu đồng) thì mức hiện hưởng là 450.000 đồng/tháng, đề xuất là 900.000 đồng/tháng, tức là tăng gấp đôi so với hiện hành.
- Mức hỗ trợ tiền nhà ở: Hiện hành, mức hỗ trợ hằng tháng là 10% mức lương cơ sở là bằng 180.000 đồng tháng, thì đề xuất tại dự thảo là 360.000 đồng/tháng, không quá 09 tháng/học sinh.
Như vậy, so với quy định hiện tại nếu như dự thảo được thông qua thì tới đây mức hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở của học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo cũng được cải thiện đáng kể.
Điều 4 của dự thảo nêu rõ điều kiện để học sinh, học viên được hưởng chính sách phải đảm bảo một trong các điều kiện:
1 - Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường phổ thông thuộc:
+ Xã khu vực III, khu vực II, khu vực I
+ Xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
+ Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
+ Nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
2 - Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại trường phổ thông thuộc xã như trường hợp (1)
3 - Học sinh THPT là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
4 - Học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại trường trung học như trường hợp (3)
Đối với học viên trong độ tuổi của học sinh trung học được hưởng chính sách học viên bán trú phải đảm bảo 01 trong các điều kiện:
- Học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, nhà ở xa nơi học tập từ 7 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
- Học viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, nhà ở xa nơi học tập từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
Ngoài ra, trẻ em nhà trẻ thuộc các khu vực trên cũng được hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
Tin bài liên quan

Phú Yên: Phát triển du lịch bền vững, nâng cao thu nhập cho đồng bào thiểu số

Chức sắc tôn giáo, người có uy tín được cập nhật quy định, kiến thức pháp luật

Người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng
Các tin bài khác

Đảm bảo ổn định cuộc sống cho người mãn hạn tù

Tìm hiểu mô hình sinh kế của các đối tượng hưởng lợi từ Dự án UN WOMEN

CLB Tennis Báo chí Nghệ An vinh dự được tặng Bằng khen về công tác an sinh xã hội

Việt Nam: Hợp tác để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một yêu cầu cần thiết
Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 28/11/2023: Sửu gặp vận may công danh nở rộ

Tử vi hôm nay 12 con giáp 29/11/2023: Tỵ được Thần may mắn che chở làm gì cũng thành công

Việt kiều hiến kế phát triển vi mạch bán dẫn - Bài 1: Thời cơ

Hải quân Việt Nam và Thái Lan tuần tra chung thường niên lần thứ 48
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam và Thái Lan tuần tra chung thường niên lần thứ 48

Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam”

Trẻ em vùng biên giới Tây Giang có thêm không gian vui chơi
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga

The Sydney Morning Herald: Bò cuốn lá lốt là món ăn “ngon nhất hành tinh”

Gần 1000 sinh viên Việt Nam tham gia Ngày hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc

Học sinh Hòa Bình chia sẻ cách đem lại "niềm vui" cho môi trường

Uỷ ban Hòa bình thành phố Hải Phòng: Nỗ lực đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
