Đề nghị truy tố cựu Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang
Ngày 12/1, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra vụ tham ô và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO).
Cơ quan điều tra đã chuyển VKS cùng cấp đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Cùng bị truy tố về hành vi trên có 15 bị can, trong đó bao gồm: Phạm Văn Thông (nguyên Phó Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM), Lê Hoàng Minh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - gọi tắt là Công ty IPC), Huỳnh Phước Long (nguyên chuyên viên Văn phòng Thành ủy TP.HCM, nguyên thành viên HĐQT SADECO).
Ngoài ra, cũng liên quan tới vụ việc, ông Tề Trí Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty IPC, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty SADECO), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Công ty SADECO) bị đề nghị truy tố 2 tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Theo kết luận điều tra, SADECO là công ty con của Công ty IPC (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có vốn điều lệ khoảng 2.900 tỷ đồng). Vào thời điểm năm 2015, SADECO có vốn điều lệ khoảng 170 tỷ đồng, được xem là doanh nghiệp đem lại lợi nhuận cao.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thực hiện lệnh bắt với ông Tất Thành Cang (Ảnh: NT/PLO) |
Ngày 18/5/2017, ông Phạm Văn Thông đã ký thông báo của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang (Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM khi đó) về phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Công ty SADECO.
Sau khi phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược (9 triệu cổ phần với tổng trị giá 360 tỷ đồng), tỉ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Nhà nước tại SADECO giảm từ 62,8% xuống chỉ còn 41% (trong đó tỷ lệ sở hữu vốn của IPC từ 44% giảm xuống chỉ còn 28,8%), trong khi Công ty Nguyễn Kim chiếm tỷ lệ chi phối tại SADECO là hơn 54% vốn điều lệ.
Với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, phụ trách trực tiếp Văn phòng Thành ủy - đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước, ông Tất Thành Cang nắm rõ quy định việc bán cổ phần phát hành thêm của Công ty SADECO phải thực hiện đấu giá và thực hiện thẩm định giá cổ phần. Tuy nhiên, ông Cang đã phê duyệt "đồng ý" chủ trương phát hành cổ phần mà nhưng không chỉ đạo Văn phòng Thành ủy, người đại diện vốn có ý kiến về việc đấu giá, thẩm định...
Cơ quan điều tra cho rằng việc phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) với "giá bèo", không thông qua thẩm định đấu giá đã gây thất thoát thiệt hại cho Công ty SADECO hơn 940 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát thiệt hại cho vốn của UBND TP.HCM là hơn 413 tỷ đồng và vốn của Thành ủy là hơn 157 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra kết luận ông Tất Thành Cang phải chịu trách nhiệm đối với số tiền thất thoát, thiệt hại tương ứng phần sở hữu của Văn phòng Thành ủy tại SADECO là 157 tỷ đồng.
Vì sao ông Tất Thành Cang bị bắt và khởi tố? Cơ quan điều tra Công an TP.HCM (PC03) vừa có quyết định khởi tố bị can ông Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM) do có liên quan vụ bán cổ phiếu cho Cty Nguyễn Kim tại Cty SADECO. |
Ông Tất Thành Cang bị khởi tố, bắt tạm giam Cơ quan điều tra Công an TP.HCM (PC03) vừa có quyết định khởi tố bị can ông Tất Thành Cang - phó ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM, cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM để điều tra về tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". |
Thông tin pháp luật chiều 16/12: Khởi tố, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang Thông tin pháp luật chiều 16/12: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang; Giúp Tuấn ‘khỉ’ chạy trốn, gần 20 đối tượng phải trả giá đắt; 2 thanh niên lừa đảo qua facebook chiếm trên 500 triệu đồng của người dân… là những tin pháp luật nổi bật hôm nay. |