Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:00 | 06/06/2017 GMT+7

Đâu mới thực sự là nút thắt tăng trưởng nền kinh tế?

aa
Nền kinh tế đang thiếu tiền do “cục máu đông” nợ xấu cản trở tín dụng thực chất. Với xu hướng lạm phát giảm hiện nay, lãi suất thực sẽ tiếp tục gia tăng và khiến khu vực sản xuất lại càng khó khăn hơn.

Vừa qua, việc Chính phủ thể hiện rõ quyết tâm đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 đã gây nhiều tranh luận. Các giải pháp được đề xuất cho thấy Chính phủ đang ở thế bí. Với một nền kinh tế mà tăng trưởng vẫn còn chủ yếu dựa vào vốn như Việt Nam, muốn có tăng trưởng cao, vẫn phải tăng đầu tư vào khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng ….

Nhưng hiện nay cả đầu tư tư nhân lẫn đầu tư công đều đang bị nợ xấu và nợ công cản trở. Bởi vậy, trong thời gian tới tích cực xử lý nợ xấu để giảm lãi suất, khơi thông dòng tín dụng vẫn là giải pháp căn cơ hơn so với tăng khai thác dầu, tăng khai thác than hay thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo các số liệu thống kê, mặt bằng lãi suất danh nghĩa tại Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng 40% so với năm 2011. Nhưng lãi suất thực, chứ không phải lãi suất danh nghĩa, mới là yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu sử dụng lạm phát cơ bản làm thước đo, mặt bằng lạm phát hiện nay chỉ vào khoảng 10% so với năm 2011. Do vậy, mức lãi suất thực hiện nay cao hơn nhiều so với năm 2011. Đây là nguyên nhân góp phần khiến cho không chỉ ngành công nghiệp khai khoáng mà cả ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đang gặp khó khăn.

Điều gì khiến cho lãi suất danh nghĩa không thể giảm mạnh theo lạm phát?

Nợ công là một trong những nguyên nhân hay được nhắc đến. Điều này đúng, nhưng trong điều kiện “các yếu tố khác không thay đổi”. Trên thực tế, nếu lạm phát không quá cao, các tác động tiêu cực của nợ công đến lãi suất thường sẽ được các NHTW hoá giải thông qua việc tăng cung tiền. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, cho dù nợ công lên tới hơn 200% GDP, NHTW vẫn có thể đưa lãi suất xuống còn 0% mà lạm phát vẫn thấp.

Tại Việt Nam, từ năm 2012 NHNN cũng tích cực tăng cung tiền M2 ra nền kinh tế với tốc độ trung bình khoảng 20%/năm, nhưng tác động tới lãi suất vẫn còn hạn chế. Có một số lý do:

Thứ nhất, NHNN tăng cung tiền bằng cách mua USD nhiều hơn là mua TPCP. Nếu NHNN sẵn sàng nắm giữ ít USD hơn, đồng thời mua nhiều TPCP hơn, mặt bằng lãi suất có thể thấp hơn.

Thứ hai, mặc dù việc NHNN mua USD hay mua TPCP có thể giúp tăng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và giảm lãi suất ngắn hạn, tiền của NHNN không thể thay thế hoàn toàn tiền gửi tiết kiệm của người dân, đặc biệt là với tiền gửi dài hạn. Vì NHNN hiện nay không thể mua nợ xấu như mua nợ công, nên khi một số NHTM nào đó bị mất vốn vì nợ xấu, họ vẫn phải tăng vay từ người dân và doanh nghiệp, đồng thời tạo áp lực lên lãi suất. Đây là điểm khác biệt giữa nợ công và nợ xấu.

Nếu lãi suất danh nghĩa khó giảm, lãi suất thực cũng có thể giảm nếu lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, những diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây cho thấy lạm phát cũng đang giảm mạnh cùng với tăng trưởng và nguy cơ giảm phát đang dần hiện hữu. Trong 5 tháng đầu năm 2017 lạm phát tổng thể chỉ tăng 0,37%. Nếu không tính giá dịch vụ y tế được điều chỉnh bằng biện pháp hành chính, lạm phát trong 5 tháng đầu năm 2017 đã âm, trong đó có 3 tháng âm liên tiếp (từ tháng 3 đến tháng 5). Mặc dù nguyên nhân trực tiếp khiến chỉ số CPI giảm là do giá thịt lợn giảm, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do tổng cầu yếu. Việc cả tăng trưởng và lạm phát đều thấp như hiện nay không phải là tín hiệu tích cực.

Trên thực tế, xu hướng lạm phát giảm đã có từ lâu. Trong suốt 6 năm qua lạm phát cơ bản đã liên tục giảm (từ mức 13,6% năm 2011 xuống còn 8,2% năm 2012; 4,8% năm 2013; 3,3% năm 2014; 2,1% năm 2015, 1,8% năm 2016 và 1,6% trong 5 tháng đầu năm 2017), bất chấp cung tiền M2 tăng tới 20%/năm. Điều này cho thấy, nền kinh tế đang thiếu tiền do “cục máu đông” nợ xấu cản trở tín dụng thực chất. Với xu hướng lạm phát giảm hiện nay, lãi suất thực sẽ tiếp tục gia tăng và khiến khu vực sản xuất lại càng khó khăn hơn.

Như vậy, nợ xấu vẫn là nút thắt khó gỡ nhất đối với tăng trưởng. Nếu không xử lý triệt để được nợ xấu, nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng giảm phát trong một vài năm tới.

TS Nguyễn Đức Độ

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động