Dấu ấn Biên phòng trên vùng nông thôn mới Ea Bung
“Chấn thương” nặng không quật ngã ý chí
Nếu ví quá trình triển khai xây dựng NTM là “cuộc chạy marathon” đòi hỏi ý chí, sức bền, kỹ, chiến thuật hợp lý và cả sự may mắn thì “vận động viên” Ea Súp thiếu mất vế cuối cùng trên “đường chạy” của mình. Sau “vạch xuất phát”, Ea Bung đã gặp phải “chấn thương” rất nặng tưởng chừng không thể gượng dậy nổi. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (từ ngày 13-4 đến ngày 9-5-2018), xã Ea Bung hứng chịu thảm họa kép với 2 trận giông lốc liên tiếp quét qua, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản (tổng tài sản thiệt hại ước tính khoảng 50 tỷ đồng). Gần một nửa trong tổng số hơn 1.000 căn nhà trên 10 thôn trong xã bị hư hại nặng, tương ứng với đó là gần 50% diện tích gieo trồng bị cuốn phăng theo giông lốc.
Ông Phan Thanh Pha, Bí thư Đảng ủy xã Ea Bung thời điểm đó chua chát cho biết: “Từ trước đến nay, xã Ea Bung chưa từng xảy ra giông lốc lớn như thế này. Vậy mà nó không chỉ đến một mà hai trận liên tiếp. Xã đã huy động mọi nguồn nhân lực và nhận sự hỗ trợ tối đa từ lực lượng BĐBP Đắk Lắk tập trung khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Tuy nhiên, với những thiệt hại liên tiếp và lớn như thế này, chắc chắn sẽ còn rất lâu mới có thể lấy lại được thăng bằng...”.
Vâng, quả là không đơn giản để gượng dậy nếu thiếu ý chí. Nên nhớ với đặc thù thời tiết, khí hậu, địa hình như ở Ea Bung, vấn đề hạn hán, ngập lụt, giông lốc chưa bao giờ vơi cạn nỗi lo nếu không muốn nói là nó đến và đi theo từng mùa, từng năm. Với nền kinh tế phát triển chưa thật sự bền vững, nằm trên vùng trọng điểm thiên tai mà gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp thì rõ ràng, thách thức trong xây dựng NTM đối với xã biên giới Ea Bung là vô cùng to lớn.
Phát huy nội lực – nhìn từ vai trò người lính Biên phòng
Để có được hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, điện thắp sáng, cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, nhà ở dân cư, tốc độ giảm nghèo... đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia như ngày hôm nay, trước hết là nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành sẻ chia về cơ sở vật chất của các cấp các ngành.
Trong giai đoạn 2011-2020, tổng kinh phí xây dựng NTM của xã Ea Bung đã thực hiện là hơn 43,6 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách từ Trung ương và tỉnh Đắk Lắk chiếm tới 97,76% (hơn 42,5 tỷ đồng), số còn lại là ngân sách của huyện Ea Súp và nhân dân đóng góp. Bên cạnh đó, còn có các nguồn vốn do huyện Ea Súp và xã Ea Bung làm chủ đầu tư, một số dự án của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, BĐBP Đắk Lắk, Vườn Quốc gia Yok Đôn, vốn Ngân hàng ADB triển khai trên địa bàn mà chương trình xây dựng NTM cùng được hưởng lợi, góp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn vay cho các đối tượng khó khăn phát triển sản xuất, cải thiện nhà ở.
Từ một xã thuần nông, có bước xuất phát điểm chậm, sau gần 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, vùng biên giới Ea Bung đã có những bước tiến vượt bậc. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm được đầu tư xây dựng bài bản, chất lượng giáo dục, y tế được nâng cao. Việc ưu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch ngành nghề đa dạng, tổ chức sản xuất, đào tạo, nâng cao chất lượng lao động cũng được cấp ủy chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm để hướng đến “quỹ đạo” phát triển một cách bền vững hơn. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, tương ứng tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4 - 5 %/năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã Ea Bung đạt khoảng 41,5 triệu đồng/người/năm.
Bên cạnh sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, những nỗ lực vượt bậc của cả bộ máy chính quyền cơ sở, cũng như sự chung sức đồng lòng của bà con nhân dân, quá trình xây dựng NTM ở xã biên giới Ea Bung còn ghi đậm dấu ấn đến từ những người lính Biên phòng.
“Có những việc không hề liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhưng BĐBP lại người có tiếng nói quyết định. Ví như việc điều động bác sĩ quân y về trạm y tế xã để vừa đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM, vừa nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân ở tuyến y tế đầu tiên. Rồi các công trình xây dựng đường giao thông nông thôn, điện thắp sáng, đường cờ... do Đồn Biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê khởi xướng và trực tiếp triển khai đã mang lại những nét tươi mới trong bức tranh xây dựng NTM ở Ea Bung. BĐBP luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của cấp ủy, chính quyền và nhân dân chúng tôi. Điều này càng được thể hiện đậm nét ở những giai đoạn có thể nói là khó khăn thử thách nhất của chúng tôi...” - Ông Lê Hồng Hạnh, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Ea Bung cho biết.
Theo chia sẻ của Bí thư Đảng ủy xã Ea Bung, mỗi sự cống hiến của người lính mang quân hàm xanh đều ấm áp và lan tỏa nét đẹp tình người. Trong 2 trận cuồng phong xảy ra liên tiếp vào năm 2018, BĐBP Đắk Lắk là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường để giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với bà con nhân dân. Để làm được điều này, Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị trực thuộc hành quân ngay trong đêm để kịp thời tiếp ứng. Cùng với đó là hàng chục lượt phương tiện, trong đó có xe cấp cứu chuyên dụng và đội ngũ y bác sĩ vững tay nghề tỏa xuống các khu dân cư để cùng với chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Những cống hiến đầy tính nhân văn của người lính Biên phòng đã bồi đắp niềm tin trong quần chúng nhân dân, tạo tiền đề để triển khai thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM.
Bí thư Đảng ủy xã Lê Hồng Hạnh cho biết thêm: “Công tác dân vận luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng xuyên suốt quá trình triển khai xây dựng NTM. Ở mặt trận này, chúng tôi có nguồn nhân lực dồi dào đến từ BĐBP, trong đó có đồng chí cán bộ Biên phòng tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã kiêm trưởng khối dân vận. Dưới các thôn có đội công tác địa bàn và số đảng viên của Đồn Biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê tham gia sinh hoạt tại các chi bộ và phụ trách hộ gia đình. Với nguồn nhân lực như thế, chúng tôi đã tập hợp và phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết cùng chung sức đồng lòng tham gia xây dựng NTM...”.
Giữ bình yên địa bàn biên giới
Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thời gian qua, BĐBP Bình Phước còn chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch (PCD) Covid-19 trên địa bàn biên giới.
|
Bình yên nơi bản nhỏ biên giới Xà Phìn
Nép mình dưới dải núi Tây Côn Lĩnh hùng vỹ, có một bản nhỏ Xà Phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên) thanh bình và nên thơ, nằm lẫn trong màu xanh mênh mang của núi rừng, của những búp chè Shan tuyết. Bức tranh tuyệt mỹ ấy được tô điểm bởi những thửa ruộng bậc thang loang loáng nước, đan xen cùng màu mạ non được tạo nên bởi những bàn tay lao động cần cù, ngày này qua tháng khác, dệt nên cuộc sống thanh bình và no ấm nơi rẻo cao.
|
"Lá chắn thép"nơi biên giới Sơn Vĩ
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ (Mèo Vạc) tiếp tục ngày đêm căng mình trên vùng biên giới, vừa thực hiện bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, vừa tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid - 19.
|