Đàm phán thất bại, Mỹ lập tức tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc
Mỹ nói "không", China Mobile "vỡ mộng" Mỹ tăng thuế từ 9/5, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đáp trả Tổng thống Trump hả hê khi đánh thuế 100 tỉ USD với Trung Quốc |
Các container hàng tại cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
Tình hình vẫn căng thẳng sau khi Mỹ tiếp tục đe dọa tăng thuế và Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa.
Tổng thống Donald Trump cho biết hôm 10/5 rằng các cuộc đàm phán vẫn sẽ tiếp tục và quyết định có rút lại thuế nhập khẩu trừng phạt hay không sẽ phụ thuộc vào tiến trình đàm phán. Ông cũng cho biết ông không vội để đạt được thoả thuận này.
"Trong hai ngày qua, Mỹ và Trung Quốc đã có những cuộc đối thoại thẳng thắn và mang tính xây dựng về tình trạng quan hệ thương mại giữa hai nước", ông Trump đăng tải dòng tweet.
Ông nói thêm: "Mối quan hệ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi vẫn rất bền chặt và những cuộc trò chuyện về tương lai sẽ tiếp tục."
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He nói với các phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã diễn ra "khá tốt", trang Bloomberg đưa tin.
Ngay sau nửa đêm, Washington đã tiến hành việc tăng thuế trừng phạt đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nâng từ 10% lên 25%. Bắc Kinh tuyên bố sẽ thực hiện "các biện pháp đối phó cần thiết".
Nhiều nhà kinh tế nhận định mức thuế quan của ông Trump đã khiến chính doanh nghiệp Mỹ phải chịu nhiều gánh nặng. Họ cho rằng những loại thuế này sẽ làm xói mòn lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ. Các cuộc đàm phán càng kéo dài, thiệt hại kinh tế càng lớn. Doanh nghiệp Mỹ sẽ có một thời gian dài trì hoãn đầu tư, và nó sẽ làm tổn hại đến xuất khẩu và sản xuất.
Từ căng thẳng đến hy vọng
Tổng thống Trump bắt đầu bế tắc vì những lời phàn nàn về các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc như buộc các công ty của Mỹ phải chuyển giao công nghệ và bí mật thương mại cho công ty Trung Quốc, như một trong các điều kiện để hoạt động tại nước này. . Mỹ đang gây sức ép Trung Quốc thay đổi chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ, cũng như mở cửa thị trường hơn nữa cho các công ty nước ngoài, yêu cầu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ .
Sau nhiều tuần lạc quan về cơ hội cho một thỏa thuận với Trung Quốc, Nhà Trắng đã chuyển từ giận dữ sang bất cần.
(Từ phải sang) Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He gặp nhau tại buổi đàm phán sáng 10/5. Ảnh: Reuters |
Vào ngày 5/5, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter nói rằng các cuộc đàm phán đang tiến triển "quá chậm", do Bắc Kinh tìm cách đàm phán lại. Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định không chấp nhận điều này.
Nhưng trong một loạt các dòng tweet vào sáng sớm 10/5, ngày thứ 2 của vòng đàm phán, ông nói rằng "hoàn toàn không cần phải vội vàng để thực hiện một thoả thuận".
Bloomberg dẫn lời hai nguồn tin cho biết Washington đã gia hạn với Bắc Kinh thêm 3-4 tuần nữa để đạt được thỏa thuận trước khi chính quyền Tổng thống Trump thực hiện áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Tổng thống Trump cho rằng áp đặt thuế quan, theo một cách nào đó, có thể lại là phương pháp tốt hơn là việc đạt được thỏa thuận thương mại.
"Thuế quan sẽ mang lại lợi ích to lớn hơn cho đất nước chúng ta hơn cả một thỏa thuận truyền thống", ông Trump viết.
"Không ai chiến thắng"
"Không ai thắng trong cuộc chiến thương mại này", nhà phân tích thương mại Chad Bown, thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) nhận xét.
"Mặc dù chúng tôi rất thất vọng vì thuế quan đã bị nâng lên. Tuy nhiên chúng tôi vẫn ủng hộ nỗ lực liên tục của cả hai bên để đạt một được thỏa thuận mạnh mẽ, có thể thực thi nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản mà Mỹ đã phải đối mặt từ lâu ở Trung Quốc", Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết.
Các nhà kinh tế Oxford ước tính "cú đấm thuế quan" sẽ làm giảm 0,3% điểm tăng trưởng của Mỹ và cảnh báo rủi ro suy thoái đang gia tăng. Các nhà kinh tế ở Trung Quốc cũng ước tính một tác động tương tự.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng xung đột và sự mất niềm tin trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu và là rủi ro lớn đối với sự tăng trưởng của thế giới.
Ông Robert Ward thuộc Đơn vị Tình báo Kinh tế Mỹ cho rằng: “Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã gây ra hiệu ứng dây chuyền đối với các quốc gia khác và cả nền kinh tế toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang là nhân tố khiến "tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm đáng kể" trong năm 2018, dẫn đến IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019”.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng, leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự tăng trưởng toàn cầu đồng thời đe dọa việc làm khắp châu Âu.
Mỹ nói "không", China Mobile "vỡ mộng" Mỹ đã thẳng thừng nói "không" với China Mobile, một công ty dịch vụ viễn thông Trung Quốc, do lo ngại về những nguy cơ ... |
Mỹ tăng thuế từ 9/5, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đáp trả TĐO - Ngày 9/5, ông Gao Feng, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ lợi ích ... |
Tổng thống Trump hả hê khi đánh thuế 100 tỉ USD với Trung Quốc Theo người đứng đầu Nhà Trắng, Trung Quốc đang chọn một "nước cờ" sai khi đặt hi vọng vào triển vọng tái đàm phán thỏa thuận thương ... |