Cựu Tổng giám đốc Công ty Giang thép Thái Nguyên khai gì trên bục xét hỏi tại Toà?
Phiên sơ thẩm "đại án Gang thép Thái Nguyên": Bác đề nghị triệu tập một số nhân chứng Tại phần thủ tục phiên xử sơ thẩm Gang thép Thái Nguyên", luật sư đề nghị Tòa triệu tập một số nhân chứng là nguyên lãnh đạo, tuy nhiên Toà bác đề nghị triệu tập này. |
Phiên sơ thẩm "đại án" Gang thép Thái Nguyên có 1 bị cáo vắng mặt do đang bị bệnh trụy tim và mất trí nhớ Sáng nay (12/4), TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 19 bị cáo trong vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO). |
Tại phiên xử sơ thẩm "đại án Gang thép Thái Nguyên" chiều 12/4, sau khi Viện Kiểm sát công bố xong bản cáo trạng truy tố 19 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cựu Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng được gọi lên bục xét hỏi.
Theo bị cáo Mừng, cáo trạng nói ông là người chủ mưu, cầm đầu ở vụ án là không đúng. Bị cáo Mừng cho rằng cáo trạng có những nội dung cần phải xem xét lại.
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi lần thứ hai về trách nhiệm của bị cáo trong vụ án, ông Mừng thừa nhận mình có trách nhiệm khi đã giới thiệu nhà thầu phụ VINAINCON chưa đủ năng lực, do chưa xem xét kĩ năng lực nhà thầu, phần nào dẫn đến việc dự án bị ngừng thi công như hiện nay.
"Bị cáo do tin tưởng sự giới thiệu của cấp dưới (giới thiệu nhà thầu VINAINCON) và biết rằng VINAINCON đã thực hiện tốt dự án giai đoạn 1 của Gang thép Thái Nguyên nên đã tin tưởng trình lên cấp trên mà chưa kiểm tra, xem xét kỹ năng lực nhà thầu". - Bị cáo Mừng khai trước tòa.
Các bị cáo tại Toà. |
Ở dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty Gang thép Thái Nguyên, bị cáo Mừng trình bày, dự án có rất nhiều hợp đồng, nhiều gói thầu, trong đó có gói thầu đã ký hợp đồng EPC số 1 ký với Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).
Hợp đồng EPC số 1 ký với MCC có tổng giá trị 160 triệu USD. Khi ký hợp đồng với MCC, hợp đồng có điều khoản thưởng phạt. Bị cáo Mừng cũng trình bày, khi ký xong hợp đồng, TISCO đã tạm ứng khoảng 35 triệu USD cho MCC. Ông này cũng thừa nhận, quá trình thực hiện hợp đồng nhà thầu có vi phạm. Khi MCC có vi phạm, TISCO đã nhắc nhở, đốc thúc.
Dự án có 2 gói thầu lớn là khai thác quặng sắt (đấu thầu trong nước) và gói thầu dây chuyền luyện kim khu vực Lưu Xá. Cựu Tổng Giám đốc TISCO khai dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, có tiền dự phòng cho cả dự án. |
“TISCO có báo cáo việc chậm hợp đồng lên VNS (Tổng Công ty thép Việt Nam), Bộ Công Thương” – bị cáo Mừng khai. Trước câu hỏi từ HĐXX tại sao không phạt hợp đồng, thu hồi 35 triệu USD tạm ứng khi MCC có vi phạm, cựu Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng cho biết, đơn vị đã đề ra và xem xét hết sức thận trọng thì luôn nhận được sự chỉ đạo từ VNS đến Bộ Công Thương nói tìm các biện pháp.
Tại tòa, ông Mừng khai ngoài việc báo cáo cấp thẩm quyền, TISCO đã nghiên cứu, có báo cáo bằng văn bản gửi VNS, Bộ Công Thương, có đề cập chuyện dừng hợp đồng, kiện MCC ra tòa án quốc tế, thu hồi tiền tạm ứng. Để thực hiện những việc này, TISCO đã thuê một hãng luật quốc tế, hãng luật đã thay mặt chủ đầu tư trao đổi với MCC nếu hợp đồng không được thực hiện thì sẽ chấm dứt. Đồng thời hãng luật cũng thay mặt thân chủ đốc thúc, nhắc nhở MCC phải triển khai, cải thiện tiến độ của hợp đồng đã ký.
Vị cựu Tổng Giám đốc TISCO cũng trình bày, trong tờ trình gửi Bộ Công Thương và VNS, TISCO cũng có yêu cầu MCC khẩn trương thực hiện một số nội dung. Theo đó yêu cầu MCC đẩy tiến độ của hợp đồng; khẩn trương đưa người có trách nhiệm sang điều hành dự án; hoàn chỉnh toàn bộ chi tiết còn lại; khẩn trương làm thiết bị cho gói thầu; nhanh chóng tìm những nhà thầu phụ thực hiện phần C.
Đại diện Viện Kiểm sát tại Toà. |
“Nếu những việc này được nêu mà tiến độ không được cải thiện, chủ đầu tư sẽ đề nghị dừng hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, yêu cầu MCC bồi thường” – bị cáo Trần Trọng Mừng khai tại tòa.
Nói về Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), bị cáo Trần Trọng Mừng khai, TISCO là đơn vị đề nghị VINAINCON là nhà thầu phụ. Nhưng theo ông Mừng, đề nghị được thực hiện trên căn cứ VINAINCON có đơn xin làm hợp đồng, có giới thiệu của Bộ Công Thương. TISCO cũng có kiểm tra lại năng lực của đơn vị này.
Đáng chú ý, theo bị cáo Trần Trọng Mừng, thời điểm đó 1 Thứ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp giới thiệu VINAINCON. Trước khi nghỉ hưu, ông Mừng đã có một văn bản báo cáo toàn bộ về dự án, trong đó có giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ. Đồng thời đề nghị điều chỉnh phần C của hợp đồng ấy theo hình thức trọn gói, tức là điều chỉnh một lần, chứ không phải theo đơn giá. Bởi theo ông Mừng, việc điều chỉnh theo đơn giá sẽ không khuyến khích nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, bởi đơn giá càng về sau càng cao. Đến một lúc nào đó chủ đầu tư không còn tiền nữa thì dự án sẽ phải dừng.
Thừa nhận trách nhiệm trong việc giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ, đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm 15,57 triệu đô, bị cáo Mừng khai cái sai là chưa đủ cơ sở để tính toán đã tin hồ sơ của nhà thầu. Bị cáo Trần Trọng Mừng khai việc đề nghị tăng thêm 15,57 triệu USD căn cứ vào hướng dẫn từ Thông tư 09 của Bộ Xây dựng.
Theo bị cáo Mừng, Thông tư 09 của Bộ Xây áp dụng cả cho hợp đồng của EPC Thái Nguyên. Và đề nghị tăng lên này cũng căn cứ vào số liệu tính toán của VINAINCON.
Ngày 12/4, xét xử 'đại án' Gang thép Thái Nguyên Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 10 ngày kể cả thứ 7, chủ nhật dưới sự điều hành của các thẩm phán Phan Huy Cương (chủ tọa), Trương Việt Toàn. Ngoài ra, tòa án còn bố trí 8 thẩm phán, 2 thư ký dự khuyết. |
Chân dung Phạm Nhật Vinh - Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn Kim bị truy nã Cơ quan CSĐT đã ra quyết định truy nã toàn quốc và đề nghị Cục Đối ngoại - Bộ Công an thực hiện các thủ tục truy nã quốc tế đối với Phạm Nhật Vinh - Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn Kim. |
19 bị can trong vụ án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 bị truy tố vì tội gì? Cơ quan điều tra xác định số tiền thiệt hại trong dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 là 830 tỷ đồng, đồng thời đề nghị truy tố 19 bị can. |