Trang chủ Gia đình Việt
14:27 | 18/11/2017 GMT+7

Cuộc sống của 46 thầy giáo ở trường tiểu học chưa từng có giáo viên nữ

aa
“Chúng tôi sống như một gia đình, đàn ông với nhau nên xuề xòa lắm. Nhưng khi dạy học thì khác, phải thật chỉn chu, kiên nhẫn, tỉ mỉ vì học sinh tiếp thu chậm”, Hiệu trưởng Lang Văn Nhàn nói về cuộc sống tại Tiểu học Tri Lễ 4 nằm trên dãy Phà Cà Tún (Quế Phong, Nghệ An).

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Bám chắc nhé, rơi tôi không dừng lại nhặt đâu”, thầy giáo Hùng tếu táo khi xe máy bắt đầu chuyển bánh từ đường nhựa sang con đường đất ngoằn ngoèo, cheo leo trên hành trình từ thị trấn Kim Sơn vào điểm chính trường Tri Lễ 4.

Chiều chủ nhật, các thầy giáo chuẩn bị thực phẩm cho tuần kế tiếp và “tập kết” tại một điểm trước khi rẽ vào con đường dẫn tới Mường Lống. Nếu đi từ thành phố Vinh, họ phải vượt 210 km để vào được điểm trường Tri Lễ 4, thuộc xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong. Do đường quá xa và khó đi, suốt 30 năm qua, nơi đây chưa từng có giáo viên nữ dạy chính thức.

Đầu tháng 9, tập thể giáo viên đặc biệt này được nhận giải Ấn tượng VTV năm 2017 ở hạng mục Nhân vật của năm.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Thầy giáo Tri Lễ 4 vượt đường núi với những đoạn dốc gần như thẳng đứng, cầu khỉ gập ghềnh và lối mòn nhỏ hẹp trên dãy Phà Cà Tún để đến trường

Cheo leo đường gieo chữ

“Chúng tôi phải kết thành đoàn mới dám đi vào trường, lỡ có việc gì còn hỗ trợ nhau. Ngày khô ráo còn đỡ chứ mưa thì nguy hiểm gấp 5, 6 lần”, thầy Nguyễn Trọng Quyền, Phó hiệu trưởng Tiểu học Tri Lễ 4, nói.

Những hôm mưa, các thầy chỉ đi vào chứ không thể trở ra. Để học trò không bỏ buổi học nào, họ hì hục đẩy chiếc xe mang theo thực phẩm dùng cho cả tuần qua những đoạn đường lầy lội, những cây cầu gập ghềnh bắc qua dòng suối. Họ trầy trật điều khiển xe lăn bánh trên làn đường trơn như đổ mỡ nằm cạnh vách núi sâu hun hút.

Đến những đoạn dốc, họ dừng lại, hai người đi bộ lên trước, quăng dây thừng xuống để người phía dưới buộc vào xe rồi cùng nhau kéo lên. Cứ như thế, hành trình 15 km đường khó đi có khi kéo dài tận một ngày.

Đường đi khó khăn, hiểm trở nên vừa nhận công tác được một tuần, thầy Lang Văn Lịch (23 tuổi) đã bị ngã mấy lần nhưng anh không dám kêu than, vì sợ các thầy mất tinh thần.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Chập choạng chiều chủ nhật, các thầy mới đến trường. Những lớp học nằm trơ trọi giữa núi rừng hiu quạnh, lá khô rải đầy sân. Họ dỡ gạo, dưa, mắm, muối xuống xe, chuẩn bị cho cả tuần tại nơi không có chợ; rồi nổi lửa nấu bữa tối dưới ánh sáng nhá nhem.

Điện từ pin mặt trời do nhà hảo tâm tặng không ổn định nên đèn chỉ được bật lúc tối hẳn. Một số thầy ra suối tắm giặt, người khác tranh thủ leo lên điểm cao hơn dò sóng để gọi về nhà, báo tin đến nơi an toàn.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Thầy Hùng lấy quần áo ra phơi, tận dụng chút nắng chiều còn sót lại

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Sinh hoạt của các thầy (từ đánh răng, rửa mặt đến tắm giặt, ăn uống) gắn liền dòng suối nhỏ trước trường

Ngày thường, bữa cơm của các thầy giáo chỉ có nồi cơm, đôi đĩa rau rừng xào, cùng vài bát canh. Chiều chủ nhật và sáng thứ hai là bữa sung túc nhất khi có thêm đĩa thịt.

18h30, dưới ánh đèn tù mù, các thầy quây quần bên mâm cơm, trò chuyện rôm rả. Ăn xong, người rửa bát, người vệ sinh cá nhân rồi ngồi uống bát chè xanh, chuyện trò dăm câu, kiểm tra lại bài soạn rồi nghỉ ngơi trong căn phòng lụp xụp lợp từ gỗ đã hỏng. Họ tận dụng băng rôn cũ để che nắng chắn gió. Còn ở điểm trường khác, tất cả sống trong căn phòng gió lùa, mưa tạt quanh năm.

Thiếu thốn trăm bề nhưng Hiệu trưởng Lang Văn Nhàn vẫn vui vẻ kể Tri Lễ 4 đã "thay da đổi thịt" như thế nào trong vài năm qua nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước và những người hảo tâm. Tránh nói đến sự thiếu thốn nhưng ông không nén nổi ngậm ngùi khi kể về nỗi bất lực của người quản lý những khi học trò, đồng nghiệp đau ốm.

Năm ngoái, một học sinh bị ngất, các thầy đành bế em về nhà để gia đình mời thầy lang tới chữa. Vừa rồi, có thầy trong trường không may ngộ độc. Ngay giữa đêm, các thầy dìu nhau vượt qua con đường gập ghềnh, trơn trượt dưới mưa lạnh để đưa đồng nghiệp đi cấp cứu.

“Nhưng đau xót nhất là vì khó liên lạc và đi lại, một thầy giáo khác chỉ biết bố ốm nặng khi người nhà lặn lội vào tận trường báo tin, lúc trở về không kịp nhìn mặt cha lần cuối. Xót xa lắm!”, giọng thầy Nhàn chùng xuống.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Đêm đến, mọi sinh hoạt diễn ra dưới ánh đèn tù mù. Không sóng điện thoại, không Internet, một ngày ở Tiểu học Tri Lễ 4 kết thúc từ rất sớm

Với những người bỏ đồng bằng lên miền núi dạy học, thiếu thốn vật chất hay đường rừng hiểm nguy chỉ là chuyện nhỏ. Cảnh bố mẹ già, con thơ dại ở xuôi cùng lòng áy náy khi quăng hết gánh nặng gia đình cho vợ cáng đáng mới là nỗi băn khoăn lớn nhất.

Cuộc sống tách biệt, không sóng điện thoại, không Internet cũng là thử thách lớn với các thầy giáo trẻ. Một tuần trôi qua, thầy Hoàng sụt 4 kg, thầy Sáng vẫn kìm nỗi nhớ để không bật ra tiếng khóc lúc đêm về, còn thầy Lịch bỗng vui vẻ hẳn ra khi có khách dưới xuôi lên thăm trường.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Lúc rảnh rỗi, các nhà giáo rủ nhau lên núi dò sóng điện thoại. Nếu may mắn, họ có thể thực hiện cuộc gọi báo tin cho gia đình trong phút chốc hoặc lướt Zalo, Facebook để cảm thấy không quá tách biệt với thế giới bên ngoài

"Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

Cuộc sống thiếu thốn đủ bề nhưng 46 giáo viên tại Tri Lễ 4 vẫn không một lời than vãn. Một phần vì họ luôn dặn mình phải mạnh mẽ trên hành trình gieo chữ gian nan. Phần khác, khi so với cảnh sống cách đây 5-6 năm, các thầy tự nhận mình đã may mắn hơn nhiều lắm.

Hồi đó, các thầy chưa có xe máy, đi cả ngày trên núi không phải việc dễ nên chỉ về nhà vào cuối học kỳ. Không có sự tiếp tế từ miền xuôi, cuộc sống trên non cao càng khó khăn gấp bội.

Những cảnh đó, người già hơn đã quen, người trẻ lại tự dặn so với người đi trước, mình không có lý do gì để than trách. Thêm vào đó, họ luôn động viên nhau mạnh mẽ, vững tâm với nghề.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Họ cùng nhau sinh sống trong căn phòng lụp xụp, nhiều người chia sẻ không gian nhỏ bé không tránh được nắng chiếu mưa tạt

Ngày mới của các thầy bắt đầu bằng việc thức dậy lúc trời còn tờ mờ, sương giăng kín đỉnh đồi và thời tiết se lạnh. Từng tốp xuống suối đánh răng, rửa mặt rồi cùng nhau ăn mỳ trong căn phòng lụp xụp nhưng rôm rả tiếng trò chuyện, cười đùa.

Sau giờ lên lớp, họ lại cùng nhau xuống suối bắt cá hoặc lên rừng lấy măng, hái rau dại về chuẩn bị bữa tối. Đến cuối tuần, nếu thời tiết thuận lợi, họ lại cùng nhau xuống núi, chẳng cần phân công, ai có gì thì chuẩn bị nấy, mang đồ ăn thức uống lên gom góp với nhau.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Đã quen với cảnh sống núi rừng, thầy Vi Văn Dương băng đèo vượt suối trong trang phục áo ba lỗ, quần đùi, dép lê. Bữa trưa của tập thể phụ thuộc rất lớn vào lượng măng thầy Dương kiếm được

Cứ như thế, 46 con người từ 46 gia đình riêng với hoàn cảnh sống khác nhau gộp lại thành gia đình chung. Mỗi người góp một câu chuyện, vài lời tâm sự, người đi trước dặn dò, truyền đạt kinh nghiệm sống cho người đến sau.

Hết giờ dạy, các thầy cùng nhau chơi thể thao hoặc trồng cây trên mảnh đất khô cằn. Họ kiên nhẫn chăm chút cho những mầm non như chính việc kiên trì gieo chữ cho trẻ em vùng cao suốt hàng chục năm qua.

Thầy giáo như cha hiền

Cuộc sống tập thể không có bóng dáng phụ nữ tạo cho các thầy ở Tri Lễ 4 lối sống có phần xuề xòa. Thế nhưng, với học sinh, họ luôn cố gắng chỉn chu nhất.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Sáng thứ 2, hơn 100 học sinh đến trường, mang lại không khí khác hẳn cho Tiểu học Tri Lễ 4, thầy trò bận rộn chuẩn bị cho lễ chào cờ

Gần 7h sáng thứ hai, thầy Vi Văn Dương đánh hồi trống đầu tiên để nhắc nhở học sinh đến trường. Khi tốp trẻ men theo đường nhỏ tiến vào cổng, các thầy đứng đón chào, dẫn những em mặt mũi, chân tay lem luốc đi rửa ráy.

Cánh mày râu vốn chăm lo cho mình còn chưa tốt, nay lại tỉ mẩn buộc tóc, cắt móng tay, móng chân cho học trò. Họ thực hiện những hành động nhỏ nhất bằng sự kiên nhẫn, dịu dàng lớn nhất.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Các thầy cẩn thận buộc tóc, cắt móng tay cho đám trẻ

Vào lớp, dù theo cách nghiêm khắc hay nhẹ nhàng, các thầy luôn cố gắng hết sức để truyền đạt kiến thức cho học trò, giúp các em học tiếng, đánh vần, viết chữ, làm toán. Học trò tiếp thu chậm, một bài toán phải giảng đến cả chục lần, cách phát âm cũng phải chỉnh hết lần này đến lần khác nhưng không ai mất kiên nhẫn hay cáu gắt với các bé.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Giáo viên Tiểu học Tri Lễ 4 truyền dạy kiến thức cho trẻ vùng cao bằng tất cả lòng nhiệt tình

“Nhìn các em như vậy, chúng tôi vừa bất lực vừa xót, thương còn không kịp, sao nỡ quát nạt. Các em chịu đến học là quý lắm rồi, học chậm thì mình dạy chậm”, thầy Và Bá Dê tâm sự.

Xác định đã dạy học ở vùng cao thì cần bỏ công sức gấp bội nên hàng tuần, các thầy dành 3 buổi tối, chia nhau vào bản vừa thăm gia đình vừa kiểm tra việc học bài của trò. Họ cũng tự cắt bớt thời gian nghỉ hè, dành khoảng nửa tháng để phụ đạo, nhắc lại kiến thức cho học sinh.

cuoc song cua 46 thay giao o truong tieu hoc chua tung co giao vien nu

Dù lớp chỉ có 5 học sinh hay 30 học sinh, các thầy vẫn cố gắng quan tâm sát sao tiến độ học tập của các em

46 thầy giáo ngày ngày lên lớp, không tính toán mình bỏ ra bao nhiêu và nhận lại chừng nào. Với đồng lương tháng khoảng 5 triệu đồng, họ cần mẫn gieo chữ với hy vọng kiến thức có thể giúp trẻ nghèo thoát cảnh đói khổ.

Công lao đó không được đền đáp bằng những lời tri ân, vài đóa hoa hay món quà dịp 20/11. Thực tế, phần lớn học sinh nơi đây không biết đến ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Với chúng tôi, ngày nào cũng là 20/11 khi học trò có gì cũng nhớ đến thầy. Không cần dịp nào đặc biệt, các em vẫn mang gạo, dứa, khoai, măng hoặc củi lên để thầy không đói, không lạnh”, thầy Quyền chia sẻ.

Trong 30 năm qua, hàng chục thầy giáo miệt mài đóng vai “cha hiền”, chăm lo việc học hành, sức khỏe của học sinh. Và dù lúc khó khăn nhất, họ cũng chưa từng có ý định rời bỏ học trò, đồng nghiệp, rời bỏ gia đình thứ hai - nơi có những người dành cả đời cho sự nghiệp trồng người đầy gian khổ.

Theo Zing

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên Khmer đã tham gia biểu diễn hòa tấu nhạc ngũ âm, xác lập kỷ lục Việt Nam về " Chương trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng quy mô lớn nhất Việt Nam".
70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc - Nam.
Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Nhà xuất Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho các em nhỏ.
Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Ngày 1/10, Bảo tàng thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp “Khôi phục và truyền dạy nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ năm 2024”.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Thực hiện Đề án của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.
Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Ngày 21/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp đoàn tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) do bà Kathline Magee, Chủ tịch, đồng sáng lập tổ chức làm trưởng đoàn.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động