CSGT xử lý lỗi đè vạch xương cá gây sốt cộng đồng mạng
Máy bay huấn luyện đâm vào vách núi, phi công và hai hành khách thiệt mạng Một chiếc máy bay huấn luyện cỡ nhỏ đã rơi ở phía Bắc Lebanon, khiến phi công và hai hành khách trên khoang thiệt mạng. |
Toàn cảnh vụ việc CSGT truy bắt tài xế xe container 'ngáo đá' gây náo loạn Sóc Trăng Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, tài xế điều khiển xe đầu kéo bỏ chạy rồi gây tai nạn trên quốc lộ 1. |
Đoạn clip sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội đã lập tức gây sốt, thu hút hàng ngàn lượt xem và bình luận.
Xét về luật, nếu phương tiện dừng xe trên vạch xương cá hoặc đi xe qua vạch xương cá không đúng quy định thì người điều khiển xe motor, xe gắn máy sẽ bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với lỗi này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông khi phạm lỗi này, thì người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Tuy nhiên, trường hợp như xe máy trong đoạn clip trên khá đặc biệt, khi vạch xương cá nối liền vào phần đường dành cho xe máy trước đó và bên trái là vạch kẻ liền. Nếu người đi xe máy tiếp tục đi thẳng thì mắc lỗi đè vạch xương cá; còn nếu đi sang làn bên trái để né vạch xương cá thì sẽ mắc lỗi đè vạch kẻ liền.
Hầu hết các ý kiến đều chia sẻ kinh nghiệm tương tự của bản thân và tỏ thái độ bức xúc với cách kẻ vạch xương cá như trong clip, cho rằng vạch kẻ như vậy là bất hợp lý, không khác gì đánh đố và bẫy người đi đường.
"Đi như bạn mặc áo trắng phía trước là chuẩn nhất về luật, chuyển sang làn bên cạnh từ trước sẽ không mắc cả hai lỗi đè vạch. Tuy nhiên, làn đó toàn ô tô, đi vào khá nguy hiểm", tài khoản Minh T. nhận xét.
"Đường xe tải to chạy kín đường, muốn không bị bắt lỗi đè vạch thì phải xi nhan ra làn giữa từ sớm, đồng nghĩa với việc đánh đổi tính mạng", bạn Th. Nguyễn có chung nhận định.
"Trước mỗi lần đi xe máy về Bắc Ninh là lại bối rối khi gặp những đoạn thế này. Đi đúng đường thì sợ ô tô, đè lên vạch xương cá thì xóc và có nguy cơ bị thổi phạt", tài khoản Th. Vũ có chia sẻ tương tự.
"Những chỗ như thế này đáng nhẽ phải biết để phân làn hay cắm biển lại để cho người dân biết, đi đỡ nguy hiểm", tài khoản Xuân V. bình luận.
Bên cạnh việc đưa ra ý kiến, một số cư dân mạng đã nhanh chóng liệt kê một số đoạn đường có vạch xương cá kiểu này, như đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, đoạn gầm cầu giao với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, hay đoạn từ cầu Thanh Trì về cầu Phù Đổng, điểm giao với Quốc lộ 5, đầu nhánh rẽ từ Trâu Quỳ đi về cầu Phù Đổng.
Video: Đang câu cá thì bị trăn khổng lồ tấn công, người đàn ông có pha xử lý cực bình tĩnh Người đàn ông Malaysia đã khiến cộng đồng mạng phải bày tỏ lòng thán phục khi đối mặt với một con trăn khổng lồ. |
Xử lý nghiêm đối tượng lợi dụng quyên góp, ủng hộ để trục lợi Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và xử lý vi phạm trong phòng chống dịch COVID-19, yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng lợi dụng quyên góp, ủng hộ để trục lợi. |
Hà Nội lập 6 tổ liên ngành để kiểm tra, xử lý người ra đường không rõ lý do Các tổ công tác liên ngành hoạt động theo mô hình 141, vừa tổ chức cắm chốt, vừa tuần tra lưu động tại các thời điểm có đông người lưu thông, tại những "điểm nóng" về giao thông quan trọng. |