Cordlife được phép triển khai OptiQ, dịch vụ lưu trữ giác mạc cho người cận thị, loạn thị ở Singapore
SINGAPORE – Media OutReach – Cordlife Group Limited, công ty chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng vừa thông báo đã được Bộ Y tế Singapore cấp giấy phép cho phép Công ty triển khai thực hiện OptiQ, một dịch vụ ngân hàng lưu giữ giác mạc tại Singapore. Cordlife là công ty đầu tiên ở châu Á cho phép bệnh nhân phẫu thuật mắt khúc xạ bằng phương pháp chiết xuất thấu kính vết mổ nhỏ (ví dụ: SMILE) cho người cận thị hoặc loạn thị để bảo tồn đông lạnh các giác mạc của họ nhằm điều trị tiềm năng viễn thị và các bệnh lý về mắt khác trong tương lai.
Công nghệ đằng sau OptiQ được phát minh bởi Giáo sư Donald Tan và Jodhbir Mehta từ Viện Nghiên cứu Mắt Singapore (Singapore Eye Research Institute – SERI), bộ phận nghiên cứu của Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore (Singapore National Eye Centre – SNEC).
Bà Tan Poh Lan, Giám đốc điều hành (CEO) của Cordlife Group, cho biết: “Cordlife đã tích lũy được 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng vật liệu sinh học, nên việc cung cấp lưu trữ các mô giác mạc là một phần mở rộng tự nhiên trong các dịch vụ của chúng tôi”.
Cận thị là một tật khúc xạ cực kỳ phổ biến ở Singapore với 82% thanh niên ở độ tuổi trên dưới 20 mắc chứng này – một trong những tỷ lệ cao nhất ở Đông Á.
Các quy trình phẫu thuật khúc xạ không cần vạt mới hơn, chẳng hạn như SMILE có thể điều chỉnh cận thị hoặc loạn thị bằng cách trích xuất một hạt đậu nhỏ (lenticule) từ mỗi mắt của bệnh nhân bằng cách sử dụng tia laser femto giây. Hiện tại, các hạt đậu giác mạc được trích xuất trong các cuộc phẫu thuật như vậy thường bị vứt bỏ. Các nghiên cứu ban đầu trên động vật và con người đã chỉ ra rằng, các hạt đậu giác mạc có thể giúp điều chỉnh chứng viễn thị và loạn thị cũng như một số tình trạng mắt nhất định.
Viễn thị là một tình trạng liên quan đến tuổi tác, trong đó mắt mất dần khả năng tập trung nhìn rõ các vật ở cự ly gần. Hiện nay, bệnh nhân điều trị lão thị bằng cách sử dụng kính đọc sách, kính áp tròng hoặc cấy ghép nhân tạo, nhưng phương pháp cuối cùng này mang lại những rủi ro như viêm giác mạc, sẹo và sương mù.
Bằng cách cấy ghép các hạt đậu giác mạc, những rủi ro như vậy có thể được giảm thiểu và tỷ lệ đào thải cũng sẽ thấp hơn do tính tương thích sinh học vượt trội vốn có. Sau khi cấy hạt đậu giác mạc được chấp thuận như một tiêu chuẩn chăm sóc, những bệnh nhân đã lưu giữ hạt đậu giác mạc của riêng mình sẽ có thêm các lựa chọn điều chỉnh thị lực.
Giáo sư Jodhbir Mehta của Viện Nghiên cứu Mắt Singapore (SERI) cho biết thêm: “Hầu như tất cả mọi người sẽ bị lão thị sau tuổi 40. Chúng tôi tin rằng, tiến bộ này trong nhãn khoa có thể giúp ích cho rất nhiều người và thậm chí đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Singapore lên một tầm cao mới”.
Dịch vụ OptiQ hiện đã có mặt tại Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore (SNEC) và một số phòng khám mắt cung cấp dịch vụ phẫu thuật mắt khúc xạ bằng phương pháp chiết xuất hạt đậu giác mạc ở Singapore.