COP28: Thỏa thuận lịch sử về giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch
COP28 đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu Trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan có chiều hướng gia tăng, COP28 được cho là cơ hội quan trọng để các nước đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu. |
COP28: Quỹ bồi thường thiệt hại do biến đổi khí hậu chính thức ra mắt Liên hợp quốc đánh giá cao việc khởi động Quỹ tổn thất và thiệt hại nhằm hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại COP28. |
Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) vừa bế mạc và thông qua thỏa thuận cuối cùng. Thỏa thuận này mở đường cho việc giảm mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, nhằm cắt giảm khí thải nhà kính, ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu.
Sau 2 tuần đàm phán khó khăn, dự thảo thỏa thuận trên đã nhận được sự đồng thuận của gần 200 quốc gia tham dự COP28, gửi đến các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách thông điệp mạnh mẽ về thế giới đoàn kết trong việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Thỏa thuận của COP28 được nước chủ nhà công bố với tên gọi "Đồng thuận Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất". Thỏa thuận kêu gọi chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý, qua đó tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thỏa thuận cũng kêu gọi tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, đẩy nhanh nỗ lực giảm sử dụng than và tăng tốc các công nghệ như thu giữ và lưu trữ carbon.
Các đại biểu tại COP28 chúc mừng về thỏa thuận được thông qua |
Chủ tịch Hội nghị COP28 Sultan Ahmed Al Jaber gọi đây là thỏa thuận lịch sử, khi COP28 là lần đầu tiên thế giới có một bản đánh giá đầy đủ về tiến trình thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu. Ông Jaber cũng nhấn mạnh rằng thành công thực sự của thỏa thuận này nằm ở việc thực hiện nó.
"Chúng ta phải thực hiện các bước cần thiết để biến thỏa thuận này thành hành động thực chất. Tất cả chúng ta đã cùng nhau đối mặt với thực tế và đưa thế giới đi đúng hướng. Chúng ta đã đưa ra một kế hoạch hành động mạnh mẽ để giữ mục tiêu 1,5 độ C trong tầm tay. Đó là một kế hoạch tổng thể giúp giải quyết vấn đề phát thải, thu hẹp khoảng cách về khả năng thích ứng, định hình lại nền tài chính toàn cầu và giải quyết những mất mát và thiệt hại", ông nói với phiên họp toàn thể tại hội nghị thượng đỉnh COP28.
Một số quốc gia đã hoan nghênh thỏa thuận này, cho rằng đây là kết quả khả quan và đáng ghi nhận sau nhiều thập niên đàm phán khí hậu.
Sau khi thỏa thuận đã được ký kết, các quốc gia có trách nhiệm thực hiện nó thông qua chính sách và đầu tư quốc gia. Nhiên liệu hóa thạch đang gây áp lực lên môi trường thế giới. Dầu, khí đốt và than đá hiện vẫn chiếm khoảng 80% năng lượng của thế giới. Việc đốt than, dầu và khí đốt là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Những loại nhiên liệu này cũng chiếm hơn 3/4 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Bên cạnh đạt được một thỏa thuận, COP28 đã huy động thành công 85 tỷ USD cho các chương trình chống biến đổi khí hậu trong giai đoạn tới.
Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hành động tại COP28 Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi nước chủ nhà của COP28 cân nhắc “hài hòa hóa” giữa việc thích nghi với những thiệt hại, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra. |
Liên minh châu Âu nhất trí loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch Ngày 17/10, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí sẽ thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch theo quan điểm đàm phán cho hội nghị khí hậu COP28 sắp tới của Liên hợp quốc. |