Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Cẩm nang
00:00 | 04/06/2020 GMT+7

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

aa
Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (tiếng Anh: Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW) là một công ước quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1979. Được mô tả như một Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế cho phụ nữ, công ước này có hiệu lực từ ngày 3.9.1981. Hoa Kỳ là nước phát triển duy nhất chưa phê chuẩn công ước này. Nhiều nước đã phê chuẩn Công ước này, nhưng kèm theo một số tuyên bố, quyền bảo lưu và lời phản đối.
cong uoc ve xoa bo moi hinh thuc phan biet doi xu voi phu nu Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (tiếng Anh: United Nations Convention against ...

cong uoc ve xoa bo moi hinh thuc phan biet doi xu voi phu nu Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965

Công ước được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của ...

cong uoc ve xoa bo moi hinh thuc phan biet doi xu voi phu nu
Ảnh minh họa

Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được thông qua và để mở cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết 34/180 ngày 18/12/1979 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Công ước có hiệu lực từ ngày 3/9/1981, theo điều 27 (1). Việt Nam phê chuẩn ngày 18/12/1982.

Lưu ý rằng Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định lại niềm tin vào các quyền con người cơ bản, nhân phẩm, giá trị của mỗi con người và các quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ,

Lưu ý rằng Tuyên bố chung về Nhân quyền khẳng định nguyên tắc không thể chấp nhận phân biệt đối xử và đã tuyên bố rằng mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi, đều được hưởng mọi quyền và tự do ghi trong văn kiện này mà không có sự phân biệt nào, kể cả phân biệt về giới tính,

Lưu ý rằng các nước tham gia Công ước quốc tế về nhân quyền có nghĩa vụ bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong việc thụ hưởng các quyền lợi kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và chính trị,

Xem xét các Công ước quốc tế đã được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn thúc đẩy các quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới,

Lưu ý tới các nghị quyết, tuyên bố, khuyến nghị do Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn thông qua nhằm thúc đẩy các quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới,

Tuy nhiên lo ngại rằng bất chấp những văn kiện kể trên sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi,

Nhắc lại rằng, sự phân biệt đối xử với phụ nữ vi phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng và xúc phạm tới nhân phẩm con người, là một trở ngại đối với việc phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước họ, ngăn cản sự phát triển thịnh vượng của xã hội và gia đình, gây khó khăn cho việc phát triển đầy đủ các tiềm năng của phụ nữ trong việc phục vụ đất nước và loài người,

Lo ngại rằng, trong tình trạng nghèo đói, phụ nữ là những người ít được tiếp cận nhất tới lương thực, y tế, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và các nhu cầu khác,

Tin tưởng rằng, việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới dựa trên sự công bằng và công lý sẽ góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới,

Nhấn mạnh rằng, việc thủ tiêu chủ nghĩa A-pác-thai, mọi hình thức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sắc tộc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, sự xâm lược, chiếm đóng, thống trị, can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của các nước là hết sức cần thiết cho việc thụ hưởng đầy đủ quyền lợi của cả phụ nữ và nam giới ,

Khẳng định rằng, việc tăng cường hoà bình và an ninh quốc tế, giảm căng thẳng quốc tế, hợp tác chung giữa các quốc gia không phân biệt chế độ kinh tế và xã hội, việc giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, đặc biệt đối với giải trừ vũ khí hạt nhân dưới sự kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, việc khẳng định các nguyên tắc công bằng, bình đẳng và cùng có lợi trong quan hệ giữa các nước, thực thi quyền tự quyết và độc lập của các dân tộc đang phải sống dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và dưới sự chiếm đóng của nước ngoài cũng như việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển, do đó sẽ đóng góp vào việc đạt được sự bình đẳng toàn diện giữa nam giới và phụ nữ,

Tin tưởng rằng, sự phát triển đầy đủ và toàn diện của một đất nước, sự thịnh vượng của thế giới và sự nghiệp hoà bình đòi hỏi sự tham gia tối đa của phụ nữ trong mọi lĩnh vực một cách bình đẳng với nam giới,

Ghi nhớ rằng, sự đóng góp to lớn của phụ nữ vào phúc lợi gia đình và phát triển xã hội mà lâu nay chưa được công nhận đầy đủ, ý nghĩa xã hội của việc sinh đẻ và vai trò của cả cha lẫn mẹ trong gia đình và trong việc nuôi dạy con cái, nhận thức rằng vai trò của phụ nữ trong sinh sản sẽ không được xem là cơ sở cho sự phân biệt đối xử và rằng việc nuôi dạy con cái đòi hỏi có sự chia sẻ trách nhiệm giữa nam, nữ và xã hội nói chung,

Nhận thức rằng thay đổi vai trò truyền thống của nam giới cũng như của phụ nữ trong xã hội và trong gia đình là yêu cầu để đạt được bình đẳng đầy đủ giữa nam giới và phụ nữ,

Quyết tâm thực hiện các nguyên tắc đề ra trong Tuyên bố về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ và vì mục đích đó, thông qua các biện pháp cần thiết để loại bỏ sự phân biệt đối xử dưới mọi biểu hiện và hình thức,

Nhất trí như sau:

Phần I

Điều 1

Vì những mục đích của Công ước này, thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ” có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm ảnh hưởng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận, thụ hưởng, hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào.

Điều 2

Các nước tham gia Công ước lên án sự phân biệt đối xử với phụ nữ thể hiện dưới mọi hình thức, đồng ý áp dụng mọi biện pháp thích hợp và không chậm trễ đưa ra chính sách loại trừ phân biệt đối xử với phụ nữ, và cuối cùng tiến hành:

a. Đưa nguyên tắc bình đẳng nam nữ vào Hiến pháp quốc gia hoặc các văn bản pháp luật thích hợp khác nếu vấn đề này chưa được đề cập tới và bảo đảm việc thực thi nguyên tắc này trong thực tế bằng pháp luật và các biện pháp thích hợp khác;

b. Xây dựng các điều khoản pháp luật và thông qua các biện pháp thích hợp khác, kể cả việc trừng phạt trong những trường hợp cần thiết, nhằm ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ;

c. Thiết lập cơ chế bảo vệ mang tính pháp lý các quyền của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng với nam giới và thông qua các toà án quốc gia có thẩm quyền và các cơ quan nhà nước khác để bảo vệ phụ nữ một cách có hiệu quả chống lại mọi hành động phân biệt đối xử;

d. Không tiến hành bất kỳ hành động hoặc hoạt động nào có tính chất phân biệt đối xử với phụ nữ và bảo đảm rằng các cấp chính quyền và cơ quan nhà nước sẽ hành động phù hợp với nghĩa vụ này;

e. áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ do bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào tiến hành;

f. áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả những biện pháp pháp luật, nhằm sửa đổi hoặc xóa bỏ mọi điều khoản, quy định, tập quán và thực tiễn hiện đang tồn tại mang tính chất phân biệt đối xử với phụ nữ;

g. Huỷ bỏ mọi điều khoản hình sự có phân biệt đối xử với phụ nữ.

Điều 3

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, nhằm mục đích bảo đảm cho họ được thực hiện cũng như thụ hưởng các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới.

Điều 4

1. Việc các nước tham gia Công ước thông qua những biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm thúc đẩy nhanh bình đẳng trên thực tế giữa nam giới và phụ nữ sẽ không bị coi là phân biệt đối xử theo định nghĩa được nêu ra trong Công ước này, nhưng cũng không hoàn toàn vì thế mà duy trì những chuẩn mực không bình đẳng hoặc tách biệt. Những biện pháp này sẽ chấm dứt khi các mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử đạt được.

2. Việc các nước tham gia Công ước thông qua những biện pháp đặc biệt, kể cả các biện pháp nêu trong Công ước này nhằm bảo vệ người mẹ sẽ không bị coi là phân biệt đối xử.

Điều 5

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm:

a. Sửa đổi khuôn mẫu văn hoá, xã hội về hành vi của nam giới và nữ giới nhằm xoá bỏ các thành kiến, phong tục tập quán và các thói quen khác dựa trên tư tưởng cho giới này là hơn, giới kia là kém, hoặc dựa trên những kiểu mẫu rập khuôn về vai trò của nam giới và phụ nữ;

b. Bảo đảm giáo dục về gia đình phải bao gồm sự hiểu biết đầy đủ về vai trò làm mẹ với tư cách là chức năng xã hội và thừa nhận trách nhiệm chung của cả nam giới và nữ giới trong việc nuôi dạy và phát triển con cái, lợi ích của con cái phải được nhận thức rõ là ưu tiên hàng đầu trong mọi trường hợp.

Điều 6

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật để loại bỏ mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột phụ nữ làm mại dâm.

Phần II

Điều 7

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nước và đặc biệt là phải đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, được thụ hưởng các quyền sau:

a. tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử;

b. Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ máy và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền;

c. Tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất nước.

Điều 8

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho phụ nữ có cơ hội đại diện cho Chính phủ mình trên diễn đàn quốc tế và tham gia công việc của các tổ chức quốc tế, trên cơ sở bình đẳng với nam giới và không có bất cứ sự phân biệt nào.

Điều 9

1. Các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch của mình. Các nước phải đặc biệt đảm bảo rằng việc kết hôn với người nước ngoài, hay sự thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời gian hôn nhân sẽ không mặc nhiên làm thay đổi quốc tịch của người vợ, làm cho người vợ trở thành người không có quốc tịch hay ép buộc người vợ phải lấy quốc tịch của chồng.

2. Các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong vấn đề quốc tịch của con cái.

Phần III

Điều 10

Các quốc gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ nhằm đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục và đặc biệt, trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đảm bảo về:

a. Những điều kiện như nhau trong định hướng nghiệp, tham gia học tập và đạt được bằng cấp ở các cơ sở giáo dục thuộc các loại hình khác nhau ở vùng nông thôn cũng như thành thị; sự bình đẳng này phải được bảo đảm trong các trường mẫu giáo, trường phổ thông, trường kỹ thuật kể cả trường chuyên môn kỹ thuật bậc cao cũng như tất cả các loại hình đào tạo nghề nghiệp;

b. Tiếp cận tới những chương trình học và thi cử như nhau, đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn như nhau, cơ sở vật chất và trang thiết bị nhà trường có chất lượng như nhau;

c. Xoá bỏ mọi quan niệm rập khuôn về vai trò của nam giới và nữ giới ở mọi cấp học và trong mọi loại hình giáo dục bằng cách khuyến khích học sinh nam và nữ cùng học trong một lớp và bằng các loại hình giáo dục khác có thể giúp đạt được mục tiêu này, đặc biệt bằng cách điều chỉnh sách giáo khoa, chương trình học, và các phương pháp giảng dạy phù hợp;

d. Các cơ hội như nhau trong hưởng học bổng và các khoản trợ cấp học tập khác;

e. Các cơ hội như nhau trong tiếp cận các chương trình bổ túc văn hoá, kể cả các chương trình dành cho người lớn và xoá mù chữ, đặc biệt là những chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ văn hoá của nam giới và nữ giới trong thời gian ngắn nhất;

f. Giảm bớt tỷ lệ nữ sinh bỏ học và tổ chức các chương trình dành cho các em gái và phụ nữ đã phải bỏ học sớm;

g. Các cơ hội như nhau để tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao và giáo dục thể chất.

h. Tiếp cận tới thông tin giáo dục cụ thể giúp bảo đảm sức khoẻ và hạnh phúc gia đình, kể cả thông tin tư vấn về kế hoạch hoá gia đình.

Điều 11

1. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là:

a. Quyền làm việc là quyền không thể chối bỏ của mọi con người;

b. Quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, bao gồm cả việc áp dụng những tiêu chuẩn như nhau trong tuyển dụng lao động;

c. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề và việc làm, quyền được thăng tiến, bảo hộ lao động, hưởng các phúc lợi và phương tiện làm việc và quyền được theo học những chương trình dạy nghề và bổ túc nghiệp vụ, kể cả các khoá truyền nghề, đào tạo nghiệp vụ nâng cao và định kỳ;

d. Quyền được hưởng thù lao như nhau, kể cả phúc lợi, được đối xử như nhau với công việc có giá trị ngang nhau cũng như được đối xử như nhau trong đánh giá chất lượng công việc;

e. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong các trường hợp hưu trí, thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao động khác, cũng như quyền được nghỉ phép có hưởng lương;

f. Quyền được bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh sản.

2. Với mục đích ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ nữ vì lý do hôn nhân hay sinh đẻ, bảo đảm cho phụ nữ thực sự có quyền làm việc, các nước tham gia Công ước phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm:

a. Cấm và trừng phạt hành vi sa thải phụ nữ vì lý do có thai hoặc nghỉ đẻ hoặc phân biệt đối xử trong sa thải dựa vào tình trạng hôn nhân

b. áp dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn hưởng lương hoặc được hưởng các phúc lợi xã hội tương đương mà không bị mất việc làm cũ, mất thâm niên hay các phụ cấp xã hội;

c. Khuyến khích việc cung cấp những dịch vụ hỗ trợ xã hội cần thiết để tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể kết hợp nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm công tác và tham gia sinh hoạt xã hội, đặc biệt đẩy mạnh việc thiết lập và phát triển hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo;

d. Có chế độ bảo vệ đặc biệt dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai làm những loại công việc độc hại.

3. Các biện pháp pháp luật liên quan tới những vấn đề nêu trong điều khoản này phải được đánh giá định kỳ trên cơ sở kiến thức khoa học- kỹ thuật và phải được sửa đổi, huỷ bỏ hoặc mở rộng nếu cần thiết.

Điều 12

1. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhằm bảo đảm cho phụ nữ được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, kể cả các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình trên cơ sở bình đẳng nam nữ.

2. Ngoài những quy định ghi trong phần 1 của điều khoản này, các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ các dịch vụ thích hợp liên quan đến quá trình mang thai, sinh đẻ và chăm sóc sau sinh, cung cấp các dịch vụ miễn phí ở những nơi cần thiết, đảm bảo cho phụ nữ chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thời gian mang thai và cho con bú.

Điều 13

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội, nhằm đảm bảo trên cơ sở bình đẳng nam nữ những quyền như nhau, đặc biệt là:

a. Quyền được hưởng các phúc lợi gia đình;

b. Quyền vay vốn ngân hàng, cầm cố tài sản và tham gia các hình thức tài chính tín dụng khác;

c. Quyền được tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặt của đời sống văn hoá.

Điều 14

1. Các nước tham gia Công ước phải quan tâm đến các vấn đề đặc biệt đặt ra đối với phụ nữ nông thôn và vai trò quan trọng của phụ nữ nông thôn trong đời sống kinh tế gia đình, kể cả công việc của họ trong những việc làm không được không được trả công và phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo thực hiện các điều khoản của Công ước này đối với phụ nữ nông thôn.

2. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ nông thôn để đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng nam nữ, được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển nông thôn, đặc biệt các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ nông thôn các quyền:

a. Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển ở tất cả các cấp;

b. Được tiếp cận các phương tiện chăm sóc sức khoẻ thích hợp kể cả thông tin, tư vấn và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình;

c. Được hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình bảo hiểm xã hội;

d. Được hưởng các loại hình giáo dục đào tạo, chính quy và không chính quy, kể cả các chương trình xoá mù chữ cũng như được hưởng mọi dịch vụ khuyến nông và dịch vụ cộng đồng để nâng cao trình độ năng lực của mình;

e. Tổ chức các nhóm tương trợ và hợp tác xã để được tiếp cận bình đẳng tới các cơ hội kinh tế thông qua việc làm công ăn lương hoặc việc làm tự tạo;

f. Tham gia mọi hoạt động của cộng đồng;

g. Được tiếp cận các loại hình tín dụng và vốn vay dành cho nông nghiệp, các chương trình hỗ trợ thị trường, tiếp cận công nghệ phù hợp và được đối xử bình đẳng trong cải cách ruộng đất cũng như trong các dự án quy hoạch lại đất đai;

h. Được hưởng các điều kiện sống đầy đủ, nhất là về vấn đề nhà ở, vệ sinh, điện nước, giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Phần IV

Điều 15

1. Các nước tham gia Công ước phải bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng với nam giới trước pháp luật.

2. Các nước tham gia Công ước phải dành cho phụ nữ tư cách pháp nhân và cơ hội như nam giới để thực hiện tư cách đó trong các vấn đề dân sự. Đặc biệt các nước phải dành cho phụ nữ quyền bình đẳng trong việc ký kết hợp đồng và quản lý tài sản cũng như trong việc đối xử bình đẳng với phụ nữ trong mọi giai đoạn tố tụng và xét xử

3. Các nước tham gia Công ước nhất trí rằng mọi hợp đồng và giao dịch tư nhân có hiệu lực pháp lý ở bất kỳ mức độ nào làm hạn chế tư cách pháp nhân của phụ nữ đều bị coi là vô giá trị và không có hiệu lực thi hành.

4. Các nước tham gia Công ước phải dành cho nam giới và phụ nữ các quyền pháp lý như nhau trong việc di chuyển, tự do lựa chọn nơi cư trú và chỗ ở.

Điều 16

1. Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình và đặc biệt, trên cơ sở bình đẳng nam nữ, phải bảo đảm:

a. Quyền ngang nhau trong việc kết hôn;

b. Quyền tự do như nhau trong việc lựa chọn bạn đời và chỉ kết hôn khi cả hai hoàn toàn tự do và tự nguyện;

c. Quyền và trách nhiệm như nhau giữa vợ và chồng trong thời gian hôn nhân cũng như khi hôn nhân tan vỡ;

d. Có quyền và trách nhiệm với vai trò làm cha mẹ như nhau trong mọi vấn đề liên quan tới con cái, bất kể tình trạng hôn nhân như thế nào. Trong mọi trường hợp, lợi ích của con cái phải được đặt lên trên hết;

e. Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những quyền này;

f. Quyền và trách nhiệm như nhau trong việc trông nom, giám hộ, bảo trợ, nhận uỷ thác và nhận con nuôi hoặc có những quy định tương tự về vấn đề này được thể hiện trong luật pháp quốc gia; trong mọi trường hợp lợi ích của con cái phải được đặt lên trên hết;

g. Vợ chồng có quyền như nhau trong việc lựa chọn tên họ, chuyên môn và nghề nghiệp của mình;

h. Vợ chồng có quyền như nhau trong việc sở hữu, mua sắm, kiểm soát, quản lý, hưởng thụ và sử dụng tài sản, dù đó là tài sản không phải bỏ tiền ra mua hay có giá trị lớn.

2. Việc hứa hôn và kết hôn của trẻ em phải bị coi là không có hiệu lực pháp lý và phải tiến hành mọi hành động cần thiết, kể cả về mặt pháp luật nhằm quy định độ tuổi tối thiểu có thể kết hôn và bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn chính thức.

Phần V

Điều 17

1. Nhằm mục đích xem xét những tiến bộ đạt được trong thực hiện Công ước này, ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (dưới đây sẽ gọi tắt là ủy ban) phải được thành lập, gồm những chuyên gia có uy tín cao và thông thạo về các lĩnh vực đề cập trong Công ước. ủy ban gồm 18 uỷ viên, khi Công ước bắt đầu có hiệu lực, và sau khi quốc gia thứ 35 phê chuẩn hoặc tham gia Công ước, số uỷ viên của ủy ban sẽ tăng lên 23. Các chuyên gia tham gia ủy ban sẽ do các quốc gia đề cử trong số các công dân của nước mình và đảm đương chức vụ tại Uỷ ban với danh nghĩa cá nhân. Cần chú ý đến sự phân bố cân bằng về địa lý và đảm bảo có đại diện của nhiều nền văn minh cũng như của các hệ thống pháp lý chính thống khác nhau.

2. Các uỷ viên của Uỷ ban được bầu bằng phiếu kín từ danh sách các ứng cử viên do các quốc gia tham gia Công ước đề cử. Mỗi quốc gia tham gia Công ước có quyền đề cử 1 ứng cử viên trong số các công dân của nước mình.

3. Lần bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành sau 6 tháng tính từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ gửi thư cho các quốc gia tham gia Công ước trước mỗi lần bầu cử ít nhất là 3 tháng, đề nghị trong vòng hai tháng phải giới thiệu ứng cử viên. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ chuẩn bị danh sách các ứng cử viên theo thứ tự bảng chữ cái, trong đó ghi rõ tên quốc gia đã đề cử những ứng cử viên này và gửi cho các quốc gia tham gia Công ước.

4. Các uỷ viên của Uỷ ban sẽ được bầu tại cuộc họp các quốc gia tham gia Công ước do Tổng thư ký triệu tập tại trụ sở Liên hợp quốc. Cuộc họp này phải có ít nhất 2/3 tổng số các nước tham gia Công ước tham dự mới là hợp lệ. Những người trúng cử phải là những ứng cử viên có nhiều phiếu nhất và có đa số tuyệt đối phiếu bầu của đại diện các quốc gia thành viên tham dự cuộc họp và tham gia bầu cử.

5. Nhiệm kỳ của các uỷ viên Uỷ ban là 4 năm. Tuy nhiên nhiệm kỳ của 9 trong số các uỷ viên trúng cử trong lần bầu đầu tiên sẽ kết thúc sau 2 năm. Ngay sau khi bầu cử lần đầu, chủ tịch Uỷ ban sẽ rút thăm tên 9 uỷ viên này.

6. Năm uỷ viên bổ sung sẽ được bầu theo quy định ở phần 2, 3 và 4 của Điều 17, sau khi quốc gia thứ 35 đã phê chuẩn hoặc tham gia Công ước. Nhiệm kỳ của 2 trong số 5 uỷ viên được bầu bổ sung là 2 năm. Chủ tịch Uỷ ban sẽ rút thăm tên 2 uỷ viên này.

7. Trong trường hợp đột xuất, khi một uỷ viên Uỷ ban thôi không tham gia thì quốc gia của uỷ viên đó phải chỉ định người thay thế trong số các công dân của mình, với điều kiện được Uỷ ban thông qua.

8. Các uỷ viên của Uỷ ban sẽ được nhận thù lao từ nguồn của Liên hợp quốc với điều kiện được Đại hội đồng thông qua. Hình thức và điều kiện trả thù lao do Đại hội đồng qui định căn cứ vào mức độ trách nhiệm trước Uỷ ban.

9. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ cung cấp số nhân viên và phương tiện cần thiết để Uỷ ban có thể hoàn thành một cách hữu hiệu các chức năng của mình theo quy định của Công ước.

Điều 18

1. Các quốc gia tham gia Công ước cam kết đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc báo cáo về các biện pháp pháp luật, tư pháp, hành chính hoặc các biện pháp khác đã được tiến hành nhằm thực hiện các điều khoản của Công ước và những tiến bộ đạt được để Uỷ ban xem xét theo quy định sau:

a. Trong thời gian 1 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực đối với các quốc gia nói trên;

b. Sau đó ít nhất 4 năm một lần, và ngoài ra bất cứ khi nào Uỷ ban yêu cầu.

2. Các báo cáo trên có thể nêu rõ những nhân tố và khó khăn làm ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nghĩa vụ do Công ước đề ra.

Điều 19

1. Uỷ ban sẽ thông qua quy chế hoạt động của mình.

2. Uỷ ban sẽ cử ra các cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ 2 năm.

Điều 20

1. Uỷ ban họp thường kỳ mỗi năm một lần trong thời gian không quá 2 tuần để xem xét các báo cáo do các quốc gia tham gia Công ước gửi đến theo Điều 18 của Công ước.

2. Các cuộc họp của Uỷ ban thông thường được tổ chức tại trụ sở của Liên hợp quốc, hoặc ở bất kỳ địa điểm thuận tiện nào do Uỷ ban quyết định.

Điều 21

1. Hàng năm, Uỷ ban sẽ báo cáo về các hoạt động của mình với Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Hội đồng kinh tế và xã hội và có thể đưa ra những đề xuất hoặc kiến nghị chung trên cơ sở xem xét các báo cáo và thông tin nhận được từ các nước tham gia Công ước. Những đề xuất và kiến nghị đó sẽ được đưa vào báo cáo của Uỷ ban kèm theo ý kiến nếu có của các quốc gia tham gia Công ước.

2. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ chuyển các báo cáo của Uỷ ban cho Uỷ ban địa vị phụ nữ để biết.

Điều 22

Các cơ quan chuyên môn có quyền được cử đại diện tham gia xem xét việc thực hiện những điều khoản của Công ước trong phạm vi hoạt động của mình. Uỷ ban có thể mời các cơ quan chuyên môn đệ trình báo cáo về tình hình thực hiện Công ước trong những lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các cơ quan này.

Phần VI

Điều 23

Những điểm đã trình bày trong Công ước này không ảnh hưởng đến bất kỳ quy định nào dẫn tới việc đạt được bình đẳng nam nữ nhanh hơn mà có trong:

a. Luật pháp của mỗi quốc gia tham gia Công ước, hoặc

b. Trong bất kỳ Công ước, hiệp ước hoặc thoả thuận quốc tế khác có hiệu lực ở nước đó.

Điều 24

Các quốc gia tham gia Công ước cam kết sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết ở cấp quốc gia nhằm thực hiện đầy đủ các quyền đã được công nhận trong Công ước này.

Điều 25

1. Tất cả các quốc gia đều có thể ký Công ước này.

2. Tổng thư ký Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ lưu chiểu bản Công ước này.

3. Công ước này phải được các quốc gia phê chuẩn. Các văn bản phê chuẩn phải được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chiểu.

4. Tất cả các quốc gia đều có thể tham gia Công ước này. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi các quốc gia nộp văn bản gia nhập Công ước cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Điều 26

1. Các quốc gia tham gia Công ước đều có thể đề nghị sửa đổi Công ước này vào bất kỳ lúc nào bằng cách gửi văn bản cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

2. Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ quyết định các biện pháp phải tiến hành, nếu cần, trong trường hợp có đề nghị như trên.

Điều 27

1. Công ước này sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 sau khi văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước của quốc gia thứ 20 được giao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hoặc tham gia Công ước kể từ sau khi có văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước của quốc gia thứ 20, Công ước sẽ có hiệu lực đối với mỗi quốc gia đó từ ngày thứ 30 sau khi giao văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập.

Điều 28

1. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ nhận văn bản về các đề nghị bảo lưu do các quốc gia đưa ra khi phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước và thông báo cho tất cả các quốc gia khác.

2. Đề nghị bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước này sẽ không được chấp nhận.

3. Có thể xin rút lui đề nghị bảo lưu bất kỳ lúc nào bằng thông báo gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia biết. Thông báo xin rút lui đề nghị bảo lưu sẽ có giá trị từ ngày Tổng thư ký Liên hợp quốc nhận được văn bản đề nghị.

Điều 29

1. Mọi tranh chấp giữa hai hoặc nhiều quốc gia tham gia Công ước xung quanh việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong số các quốc gia tranh chấp có thể yêu cầu đưa ra trọng tài quốc tế. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ khi yêu cầu phân giải được đưa ra mà các bên vẫn không đi đến thống nhất về cách phân giải của trọng tài thì một bên bất kỳ có thể đệ trình vấn đề tranh chấp với Toà án quốc tế bằng cách đệ đơn theo đúng quy chế của Toà án.

2. Mọi quốc gia, vào thời điểm ký hay phê chuẩn Công ước hoặc khi tham gia Công ước, có thể tuyên bố không bị ràng buộc bởi mục 1 điều khoản này của Công ước. Các quốc gia khác tham gia Công ước sẽ không bị ràng buộc bởi mục này trong quan hệ với quốc gia đã đưa ra bảo lưu trên.

3. Bất kỳ quốc gia nào đã có ý kiến bảo lưu theo mục 2 của điều khoản này đều có thể rút lui ý kiến bất kỳ lúc nào bằng cách thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Điều 30

Bản Công ước bằng các thứ tiếng A-Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều có giá trị như nhau và được Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chiểu.

cong uoc ve xoa bo moi hinh thuc phan biet doi xu voi phu nu Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965

Công ước được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của ...

cong uoc ve xoa bo moi hinh thuc phan biet doi xu voi phu nu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), 1966

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights viết tắt là ...

BBT
Nguồn: thongtinphapluatdansu.edu.vn

Tin bài liên quan

Khai mạc Khóa huấn luyện Sĩ quan tham mưu Liên hợp quốc năm 2024 tại Việt Nam

Khai mạc Khóa huấn luyện Sĩ quan tham mưu Liên hợp quốc năm 2024 tại Việt Nam

Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Nguyễn Trọng Bình và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil đồng chủ trì Lễ Khai mạc Khóa huấn luyện Sĩ quan tham mưu LHQ năm 2024.
Sĩ quan cảnh sát biển Việt Nam nhận nhiệm vụ tại Liên hợp quốc

Sĩ quan cảnh sát biển Việt Nam nhận nhiệm vụ tại Liên hợp quốc

Ngày 26/2, tại Hà Nội, hai sĩ quan Cảnh sát biển, gồm: Thiếu tá Lục Thái Hà và Đại úy Vũ Quang Khải đã nhận nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi và Phái bộ An ninh lâm thời Liên hợp quốc ở khu vực Abyei (UNISFA).
Việt Nam kêu gọi tăng cường an ninh, an toàn và vai trò phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam kêu gọi tăng cường an ninh, an toàn và vai trò phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN.

Các tin bài khác

Kon Tum: Phiên tòa giả định để tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em

Kon Tum: Phiên tòa giả định để tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em

Phiên tòa giả định là phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả. Bởi các kiến thức pháp luật trở nên dễ nhớ và được các em học sinh tiếp thu nhanh chóng.
Ra mắt Trung tâm trợ giúp xã hội: Ngôi nhà Bình yên

Ra mắt Trung tâm trợ giúp xã hội: Ngôi nhà Bình yên

Ngày 8/12, Trung tâm trợ giúp xã hội - Ngôi nhà Bình yên (Hà Nội) chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ toàn diện và miễn phí cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực.
Thành phố của Việt Nam tích cực xây dựng Không gian công cộng an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái

Thành phố của Việt Nam tích cực xây dựng Không gian công cộng an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái

Hai thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh của Việt Nam vừa được xướng tên trong Tuyên bố Quito - Cam kết Toàn cầu nhằm Thúc đẩy Hành động đảm bảo Thành phố An toàn và Không gian Công cộng An toàn cho Phụ nữ và Trẻ em gái.
Chương trình Strive Women hỗ trợ phụ nữ Việt Nam, Peru và Pakistan làm kinh doanh

Chương trình Strive Women hỗ trợ phụ nữ Việt Nam, Peru và Pakistan làm kinh doanh

Chương trình Strive Women hướng tới hỗ trợ các doanh nhân nữ tăng cường sự tự tin, bản lĩnh, khả năng quản lý và phát triển doanh nghiệp, nhằm nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và nền kinh tế.

Đọc nhiều

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn ...
Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Tỷ giá USD/VND được các ngân hàng điều chỉnh tăng khá mạnh từ 20 đến 39 đồng.
Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Những nếp nhà cột kèo gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố... gây ấn tượng với du khách ...
Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Ngày 18-30/3, Viện Phát triển nguồn nhân lực Dr Marri Channa Reddy (bang Telangana, Ấn Độ) triển khai chương trình đào tạo dành riêng cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo ...
Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Ngày 18/3, tại tỉnh Tây Ninh, Trường Cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức thông tin tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực cho Quân chủng Hải quân tại 4 trường THPT trên địa bàn.
Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Ngày 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân đã tổ chức khai mạc tập huấn 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể cho bộ đội năm 2024.
Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Ngày 15/3, phát biểu tại Hội nghị gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân cho biết “những kết quả trên các mặt công tác Vùng đạt được trong năm 2023 đều có sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quan trọng của cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội”.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
lan toa tinh yeu am nhac dan toc viet nam nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Giữ gìn văn hóa lễ chùa, xin lộc đầu năm của người Việt
Lưu học sinh Campuchia dọn nhà đón Tết Việt
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo, Chính phủ Liên bang Nga cấp 1.000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và tiếng Nga.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản.
Cần Thơ xác định 9 nội dung trọng tâm đảo đảm trật tự, an toàn giao thông 2024

Cần Thơ xác định 9 nội dung trọng tâm đảo đảm trật tự, an toàn giao thông 2024

Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) ngay từ những tháng đầu năm 2024, tạo tiền đề hoàn thành tốt nhiệm vụ phấn đấu kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), Ban An toàn giao thông (Ban ATGT) thành phố Cần Thơ vừa đề ra Kế hoạch bảo đảm ATGT năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động