Là một trong số ít loại dược liệu được nghiên cứu bài bản nhất, công dụng của giảo cổ lam được cho là giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch,… Thậm chí trong giảo cổ lam còn chứa nhiều dược chất giống với nhân sâm. Thế nhưng, loài cây này chỉ phát huy tác dụng của mình khi biết dùng đúng cách.

Giảo cổ lam có mấy loại? Loại nào dùng tốt nhất?

Giảo cổ lam 3 lá: Loại này ít dùng

Cây tươi: Cây có ba lá, dây khá lớn, cây tươi nhấm có vị ngọt, không đắng

Khi phơi khô: Giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm, khi pha vị nhạt, không có vị đắng

Tác dụng: Hiệu quả điều trị của giảo cổ lam 3 lá không cao, ít dùng trong y học và hiện còn đang được nghiên cứu.

Giảo cổ lam 5 lá ( Ngũ diệp sâm – hay sâm 5 lá )

Cây tươi: Dây nhỏ, cây có 5 lá, khi còn tươi nhấm có vị đắng

Cây giảo cổ lam 5 lá mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao 1000m so với mực nước biển (Giảo cổ lam 5 lá mọc rất nhiều ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình), cây không mọc ở các loại đất thông thường

Khi phơi khô: Cây dậy mùi thơm đặc trưng

Khi pha với nước sôi: Uống có vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt hậu , trà rất thơm

Tác dụng: Đây là loại Giảo cổ lam được cả thế giới sử dụng bởi vì nó rất tốt cho sức khỏe, có thể nói là tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay ( ở Nhật Bản và trung Quốc họ chỉ sử dụng loại Giảo cổ lam 5 lá)

Dẫn chứng: Giảo cổ lam có tên tiếng anh là Jiaogulan, bạn hãy vào Google.com.vn gõ từ tìm kiếm là: Jiaogulan sẽ chỉ thấy hình ảnh cây Giảo cổ lam 5 lá, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy hình cây giảo cổ lam 3 lá hay 7 lá.

Nhìn chung, công dụng của giảo cổ lam được nghiên cứu bài bản nhất với loại 5 lá. Do đó, khi lựa chọn dược liệu này, bạn cần tìm đúng địa điểm bán đúng loại giảo cổ lam 5 lá, tránh trường hợp mua phải những loại 3 lá và 7 lá có tác dụng ít.

Giảo cổ lam 7 lá

Cây tươi: Dây lớn, cây có 7 lá, khi tươi có vị đắng

Giảo cổ lam 7 lá mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi núi, kể cả ở ven đường, bờ dào, bụi dậm. Ở Sapa giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại, nhiều đến nỗi người dân ở đây còn phải dẫy bớt đi để tránh chúng mọc lấn át các loại cây trồng khác.

Khi phơi khô: Cây không có mùi thơm đặc trưng

Khi pha uống: Giảo cổ lam 7 lá vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm

Tác dụng của Giảo cổ lam 7 lá : Còn đang được các nhà Khoa học nước ta nghiên cứu, hiện nay trên thế giới chưa thấy quốc gia nào sử dụng Giảo cổ lam 7 lá làm thuốc, ngoại trừ Việt Nam ta.