Con vã mồ hôi, giật mình và quấy khóc dữ dội về đêm khiến mẹ bất an khi biết 11 dấu hiệu thiếu Canxi này
Tại sao Canxi quan trọng với trẻ?
Lợi ích của Canxi với cơ thể.
Canxi là một trong những nhân tố thiết yếu giúp củng cố thể chất của trẻ nhỏ bởi nó không chỉ hỗ trợ hoạt động cơ khỏe mạnh, hệ thống thần kinh, tim mà còn đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển xương ở bé. Trong suốt năm đầu đời, trọng lượng cơ thể của các con gia tăng, cùng với đó tốc độ phát triển của toàn cơ thể được cải thiện đáng kể. Vì vậy, việc tiếp nạp đủ Canxi từ lúc sơ sinh đến tuổi vị thành niên sẽ đóng vai trò quyết định cho một khối lượng xương chắc khỏe sau này.
Nguyên nhân trẻ thiếu Canxi
Nếu như người lớn bị thiếu hụt Canxi do chế độ ăn chưa đúng thì ở trẻ nhỏ, thực trạng này có thể bắt nguồn từ những tác nhân sau:
Nguyên nhân trẻ thiếu Canxi.
- Lượng Oxi sẵn có trong lúc sinh thấp.
- Người mẹ bị mắc bệnh tiểu đường.
- Một số loại thuốc như Gentamicin có thể làm giảm lượng Canxi trong cơ thể trẻ.
- Thiếu hụt Vitamin D - nhân tố giúp thúc đẩy hấp thụ Canxi tốt hơn.
- Bản thân cơ thể người mẹ bị thiếu hụt Vitamin D hoặc Canxi.
Dấu hiệu trẻ thiếu Canxi
Cơ thể bé sẽ cho thấy một số biểu hiện cụ thể khi bị thiếu hụt Canxi như sau:
Dấu hiệu trẻ thiếu Canxi.
1. Giật mình, quấy khóc vào ban đêm
Thiếu Canxi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh và thư giãn não, khiến giấc ngủ sâu bị ức chế. Từ đó, nó làm trẻ khó ngủ, ngủ hay mơ màng, dễ bị giật mình và bất an.
2. Suy giảm chức năng tiêu hóa
Trẻ thiếu Canxi có thể bị chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng.
3. Ảnh hưởng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm
Khi bị thiếu Canxi dẫn đến cường thần kinh giao cảm trẻ hay kích thích vật vã, hốt hoảng, và tăng tiết của tuyến mồ hôi dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi ngay cả khi ngủ gọi là mồ hôi trộm.
4. Thóp mềm lâu liền
Những bé bị thiếu Canxi sẽ có khoảng thời gian hơn 1 năm để liền lại phần thóp mềm. Nếu sau 12-18 tháng, thóp của con chưa liền mà còn xuất hiện những biểu hiện như lõm hẳn xuống, tạo thành hộp sọ vuông, cơ thể mệt mỏi thì có thể bé đang bị thiếu Canxi.
5. Móng tay giòn, yếu
Nếu móng tay của bé bị yếu, dễ gãy thì nhiều khả năng con đang bị thiếu Canxi. Thực chất móng tay của trẻ cần một lượng Canxi để phát triển khỏe mạnh và tạo độ cứng.
6. Răng mọc chậm, sâu răng
Canxi đóng vai trò quan trọng giúp trẻ mọc và duy trì một hàm răng khỏe mạnh. Vì vậy, nếu mãi chưa thấy con có dấu hiệu mọc răng hay có mọc nhưng không đều và bị lệch thì có thể do con đang bị thiếu Canxi. Đồng thời, nếu con thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng vẫn bị sâu thì nguyên nhân cũng có thể do thiếu Canxi.
7. Biết đi muộn, xương khớp yếu và biến dạng
Việc thiếu Canxi sẽ làm chậm quá trình biết đi, bò, lẫy của các bé. Đồng thời, phần chân cũng sẽ có các biểu hiện như cong hình chữ O, chữ X hay các cơ kém săn chắc và mềm.
8. Mắc các bệnh về đường hô hấp
Theo chuyên gia, việc thiếu Canxi sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và khiến các bé dễ mắc bệnh về đường hô hấp hoặc bị nhiễm trùng đường ruột.
9. Tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy
Bé bị thiếu Canxi có thể bị rụng tóc sau gáy thành đường hình vành khăn.
10. Vặn mình, ọc sữa
Khi bị thiếu Canxi, các bé thường hay vặn mình và có thể bị ọc sữa.
11. Những dấu hiệu trẻ nhỏ bị thiếu Canxi khác
Các cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt hay ọc sữa…
Nên bổ sung Canxi cho trẻ bằng cách nào?
Tùy theo nguyên nhân mà mẹ sẽ có những cách chăm sóc trẻ khác nhau nhưng tốt nhất chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Cách chăm sóc trẻ thiếu Canxi.
1. Nếu nguyên nhân do thiếu Vitamin D, mẹ cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để thúc đẩy lượng Vitamin D, từ đó gia tăng sự hấp thụ Canxi trong cơ thể. Ngoài ra, có thể bổ sung Vitamin D theo dạng uống.
2. Nếu bé bị thiếu Canxi, mẹ có thể bổ sung thêm cho con. Canxi trong 1 ống 5ml bằng lượng có trong 100ml sữa công thức một. Nếu cần mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung thêm. Đặc biệt, khi triệu chứng không thuyên giảm sau 1 tuần hoặc phải uống lâu dài và sử dụng liều cao thì con cần được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
3. Chị em có thể bổ sung Canxi cho trẻ qua sữa mẹ. Thông thường trẻ bú khoảng 500-600ml sữa/ngày trở lên.
4. Bổ sung Canxi vào chế độ ăn.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Canxi đối với sự phát triển trẻ. Vì vậy, mẹ nên bỏ túi trước những kiến thức để nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu Canxi rồi từ đó có những chế độ chăm sóc phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp
Khánh Vân