Cô gái Việt cùng chồng đạp xe 16.000 km từ Pháp về Việt Nam
Không một phút đắn đo suy nghĩ, Khánh Nguyên (25 tuổi) cùng Thibault (chồng người Pháp) quyết định đạp xe về Việt Nam kết hợp hưởng tuần trăng mật và thực hiện dự án cả hai ấp ủ.
Tuần trăng mật trong tâm thức của nhiều người thường là một kỳ nghỉ lãng mạn, yên ả, trút muộn phiền. Tuy nhiên, một số trường hợp khác lại dành thời gian quý báu này kết hợp làm những việc ý nghĩa.
Khánh Nguyên, 25 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cơ duyên đưa đẩy đã khiến cô gặp được Thibault Clemenceau (29 tuổi, quốc tịch Pháp).
Một chuyện tình cổ tích đã đến với cô gái trẻ. Sau hơn 2 năm yêu nhau, họ quyết định về chung một nhà.
Không đắn đo, suy nghĩ nhiều, Khánh Nguyên và Thibault từ bỏ công việc văn phòng nhàm chán để thực hiện giấc mơ mà nhiều người khát khao nhưng chỉ nghĩ đã thấy chùn bước.
Sau những ngày tháng làm việc chăm chỉ, cả hai đã có đủ tài chính để tự trang trải cho chuyến đi lớn của cuộc đời.
Cô gái quê Bà Rịa - Vũng Tàu nói: “Thật ra, du lịch bằng xe đạp cũng ít tốn kém. Mình cũng có thể tự do di chuyển, độc lập trên hành trình. Thức ăn có thể tự nấu, chỗ ngủ thì cắm trại hoặc ở nhờ nhà dân”.
Nhiều người cho rằng tuần trăng mật phải là kỳ nghỉ yên ả bên bãi biển hay đồi núi, còn đối với Nguyên và Thibault, cùng nhau đã là hạnh phúc.
Với đôi vợ chồng trẻ, những phút giây được đặt chân lên những vùng đất mới cùng nhau đã là hạnh phúc. |
“Đối với tụi mình, đạp xe trên đường cùng nhau đã là một niềm vui không hề nhỏ. Tận hưởng những cơn gió mát, hít thở không khí trong lành, cùng trò chuyện, chia sẻ với nhau, bấy nhiêu đó cũng khiến vợ chồng mình thấy yên bình. Hạnh phúc là khi được ở bên nhau”, Khánh Nguyên bồi hồi chia sẻ.
Ngày 16/4, cả hai rời ngôi nhà ở Pháp, bắt đầu tận hưởng tuần trăng mật dài hạn. Sau gần 2 tháng đạp xe, họ đã đi qua các nước như Pháp (từ miền Tây, qua miền Trung tới miền Đông), Thuỵ
Trên hành trình đạp xe, Nguyên và Thibault gặp được nhiều người bạn mới. |
Nguyên và Thibault không vội vã hoàn thành cuộc hành trình 16.000 km. Họ dành 1-2 ngày nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục và tận hưởng những giây phút được đứng ở vùng đất mới. Cả hai tự thưởng cho mình những buổi hẹn hò lãng mạn tại các thành phố mà họ qua như Geneva (Thụy Sĩ) hay Munich (Đức).
Quay ngược thời gian về khoảng 20 năm trước, Thibault là một người có niềm đam mê với thể thao. Anh luôn ước một ngày nào đó có thể đi khắp thế giới với chiếc xe đạp nhỏ của mình. Cách đây 6 năm, anh đã cùng em trai đạp xe 4.000 km vòng quanh châu Âu trong 2 tháng.
“Đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Dù vậy, tôi không dừng lại ở đó. Tôi muốn tiếp tục đi xa hơn”, chồng của Khánh Nguyên chia sẻ.
Hai chiếc xe đạp được xem như người bạn đồng hành của cặp vợ chồng Việt - Pháp. |
Đối lập với giấc mơ lớn lao của Thibault, cuộc sống bình dị chầm chậm trôi bên gia đình, công việc ổn định và những người bạn là điều gắn liền với Nguyên khi đó. Cô gái 25 tuổi tự thừa nhận bản thân thuộc tuýp người hướng nội. Chỉ cho đến khi gặp ý trung nhân, mọi thứ bắt đầu rẽ sang một trang mới với Nguyên.
Từ một con người khép kín, cô dần mở lòng nhiều hơn để sẵn sàng khám phá thế giới rộng lớn cùng anh. Lúc mới quen nhau, Nguyên đã rất ngưỡng mộ chuyến đạp xe xuyên châu Âu của Thibault và em trai. Cô thích nằm nghe anh kể những quãng đường mình từng đi qua, những chân trời mới anh từng đặt chân đến.
Sau khi làm đám cưới tại Việt Nam, Thibault đã ngỏ ý với Nguyên: “Hay là năm sau tụi mình đạp xe từ Pháp về Việt Nam. Được không em?”.
Không cần suy nghĩ nhiều, Nguyên đồng ý cái rụp trước sức cám dỗ của cuộc hành trình 16.000 km đằng đẵng phía trước.
Cùng thời điểm đó, cả hai biết đến một tổ chức chuyên giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh lang thang cơ nhỡ được đến trường. Chính vì vậy, chuyến đi của họ không đơn giản là một cuộc dạo chơi. Họ đạp xe với mong muốn tạo quỹ từ thiện giúp đỡ những em nhỏ bất hạnh tại Việt Nam.
"Mình mong muốn nhiều người chung tay giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là động lực to lớn thôi thúc vợ chồng mình đạp xe về Việt Nam", Nguyên nói.
Họ đặt tên cho hành trình đạp xe của mình là Nón lá, vật dụng được xem như một biểu tượng ở quê hương Nguyên. Dù đi đến đâu, chiếc nón lá vẫn ở bên họ.
Trong suốt hành trình dài, cả Nguyên và Thibault đã phải chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang về tâm lý lẫn vật chất. Họ hạn chế mang theo nhiều đồ và chỉ gói ghém những vật dụng thật sự cần thiết như lều trại,
Nón lá là món đồ không thể thiếu trong hành trình trở về Việt Nam. |
Khi ở trong rừng, cả hai phải chống chọi với những cơn lạnh tới âm 4 độ C. Tuy nhiên, họ đã chuẩn bị sẵn lều và túi ngủ loại "3 seasons" để giữ ấm cơ thể trong cái lạnh buốt xương.
Đi qua những ngày mưa, họ lại đối mặt với những đoạn đường núi khó đi. Dù chưa quen, Nguyên vẫn cùng chồng đạp 90 km mỗi ngày. Những ngày đầu, cô đuối sức vì hành trình vượt quá sức chịu đựng của bản thân. Thế nhưng sau cùng, với ý chí và tình yêu bao la, cùng sự động viên của chồng, Nguyên đã vượt qua tất cả. Cô thấy mình mạnh mẽ hơn nhiều và đã sẵn sàng để đương đầu với bao chông gai phía trước.
Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc nhất với đôi vợ chồng trẻ. Các thành viên trong nhà Thibault cũng rất yêu thích thể thao, đặc biệt là môn đạp xe. Họ luôn tôn trọng cuộc
Theo kế hoạch, họ sẽ về Việt Nam vào tháng 3 năm sau. |
Xem thêm:
Hành trình Thiện Nhân: Từ cậu bé bị bỏ rơi đến nụ cười tỏa nắng sau 13 năm 13 năm kể từ ngày bị bỏ rơi trong vườn hoang với tình trạng một chân phải và bộ phận sinh dục bị mất, Thiện Nhân ... |
Mong bố mẹ có tuổi già thanh bình, chàng trai trẻ biến sân thượng nhỏ thành vườn hồng đẹp như mơ Anh Hưng tự tay thiết kế sân thượng thành khu vườn trồng đủ loại hồng ngoại. Ước mong bố mẹ được hưởng tuổi già vui ... |