Cô gái ở phố Trúc Bạch có phải trường hợp siêu lây nhiễm Covid-19?
Bố của nữ bệnh nhân phố Trúc Bạch âm tính với Covid-19 |
Công an Hà Nội sẽ xử lý nghiêm đối tượng tung tin đồn thất thiệt về dịch Covid-19 |
Phố Trúc Bạch được tiến hành cách ly sau khi Hà Nội phát hiện ca dương tính với Covid-19. |
Ngày 6/3, Hà Nội ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên là N.H.N. (27 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội). Bệnh nhân đi Anh từ ngày 15/2, sau đó từ Anh đến Italia, qua Pháp và về Việt Nam ngày 2/3.
Một ngày sau (7/3), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo đã phát hiện thêm 2 ca mắc Covid-19, là bà L.T.H (SN 1956) - bác ruột của bệnh nhân N.H.N và anh D.Đ.P (SN 1993) - lái xe riêng của gia đình, đây là những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân N.H.N.
Ngày 8/3, Bộ Y tế xác nhận thêm 1 ca nhiễm Covid-19 là bệnh nhân N.Q.T, nam, 61 tuổi, ở Trúc Bạch (Ba Đình - Hà Nội) là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với bệnh nhân N.H.N.
Ngoài ra, 9 du khách nước ngoài có tiền sử đi chung chuyến bay VN0054 cùng bệnh nhân N.H.N. sau khi nhập cảnh vào Việt Nam có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, nhiều câu hỏi đặt ra, liệu có thể xem ca bệnh thứ 17 là ca siêu lây nhiễm?
Trả lời câu hỏi này trên báo Infonet, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết không thể coi ca số 17 là ca siêu lây nhiễm mà có thể coi bệnh nhân này là nguồn lây vì sau khi xuống máy bay cô gái này đã lây cho 2 người đó là người bác và lái xe của mình.
Đối với những bệnh nhân trên cùng chuyến bay, bác sĩ Khanh cho biết đến nay chỉ có bệnh nhân số 21 là người Việt, còn lại đều là khách nước ngoài đi cùng chuyến bay và trong số bệnh nhân dương tính có người không ngồi cùng khoang hạng thương gia với nữ bệnh nhân này.
Vì vậy, cũng có thể những người nước ngoài dương tính với Covid-19 đã mang nguồn lây trước đó nhưng chưa có triệu chứng vì tại Anh cũng có 209 người mắc bệnh Covid-19 và có 2 trường hợp tử vong nên chưa thể khẳng định nguồn lây này trực tiếp là do bệnh nhân số 17.
Ngoài ra, bệnh nhân số 17 theo như khai báo y tế, thời điểm đi trên chuyến bay là lúc bệnh nhân ở tình trạng toàn phát. Đây là giai đoạn bệnh có thể phát tán virus đậm đặc nhất và chỉ cần những người xung quanh tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh thì có thể lây nhiễm Covid-19
Những người này nhiễm virus và tùy theo thể trạng sức khỏe có thể bùng phát bệnh, có thể trở thành người mang nguồn nhiễm nhưng không có triệu chứng.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cách tốt nhất để phòng bệnh thời điểm này là cần tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở khu vực có nguồn lây.
Những tỉnh thành nào ở Việt Nam có ca nhiễm Covid-19? Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 8/3, cả nước ghi nhận 30 ca nhiễm tại 10 tỉnh, thành phố. |
Vì sao ca bệnh số 17 "lọt" qua hệ thống kiểm dịch sân bay? Theo lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác, trung thực của bản thân người ... |
Trích xuất camera kiểm tra cô gái nhiễm Covid-19 có tiếp xúc với người dân trong phố Trúc Bạch hay không Nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Hà Nội đã mua hàng ở nhà bên cạnh vào ngày 4/5, hiện toàn bộ nhân viên, người thân của ... |