Chuyên gia Nga nói về phản ứng của Mỹ, NATO trước xe tăng Armata: Đây mới là sự thật?
Tuy nhiên mới đây, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga Alexey Khlopotov đã bác bỏ điều này.
Trang mạng Vestnik-rm.ru dẫn lời ông Khlopotov cho biết, Mỹ và NATO tỏ thái độ khá bình tĩnh trước thế hệ xe tăng mới của Nga.
Theo Khlopotov, ông đã gặp gỡ nhiều chuyên gia phương Tây nhưng không thấy họ đề cập tới bất cứ lo ngại nào về Armata.
-
Những dự án thủy phi cơ tham vọng của Hải quân Liên Xô/Nga
"Những thông tin mang tính định hướng từ các phương tiện truyền thông được tạo ra nhằm gây áp lực cho những người dân đóng thuế, để họ cam tâm chấp nhận mức gia tăng trong chi tiêu quốc phòng" - ông Khlopotov nói.
Cho đến thời điểm này, chương trình Armata của Nga vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Đã hơn 3 năm kể từ khi Armata được giới thiệu rộng rãi nhưng Moskva cho biết họ vẫn chưa có kế hoạch đưa nó vào sản xuất hàng loạt, trước nhất là bởi mức chi phí của Armata cao hơn hẳn so với các mẫu xe chiến đấu hiện hành.
Nhiều chuyên gia ngay từ đầu đã tỏ ra nghi ngại khả năng mẫu xe tăng mới của Nga được đưa vào sản xuất loạt.
"Cần lưu ý rằng, các quốc gia dẫn đầu NATO có tiềm lực đáng kể đề loại bỏ 'mối đe dọa' từ Nga một cách tương đối nhanh chóng, ví dụ như các loại pháo tăng cỡ nòng 130-140mm, và còn có rất nhiều các chương trình phát triển ưu việt khác...Do đó, quân đội phương Tây không cảm thấy đặc biệt lo ngại" - ông Khlopotov cho hay.
Chẳng hạn, công ty quốc phòng Rheinmetall đã giới thiệu nguyên mẫu pháo nòng trơn 130mm dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai tại triển lãm Eurosatory 2016.
Ngoài ra, theo Defense News, Bộ Quốc phòng Pháp và Đức cũng đã tuyên bố hợp tác phát triển một mẫu xe tăng chiến đấu kế nhiệm Leopard 2 và Leclerc. Chương trình xe tăng mới có thể sẽ được xúc tiến trong giai đoạn 2025-2030.
Bên trong xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata
QS